Xác định tội danh thế nào?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40794

Câu hỏi:

Thưa các luật sư của công ty, trong khi học luật hình sự tại trường tôi có gặp khó khăn trong việc xác định tội danh của tình huống sau mong các luật sư giúp đỡ. 'Kết quả điều tra ban đầu xác định, vào khoảng 7 giờ 30 ngày 21/4/2006, ông Nguyễn Tấn Tài, Thượng tá, Phó trưởng phòng cảnh sát bảo vệ – hỗ trợ tư pháp (PC 22) Công an TP.HCM đi trên xe U-oát biển số 51A – 0599 của Phòng Hậu cần, Công an TP.HCM do ông Nguyễn Tấn Lộc (lái xe Phòng Hậu cần Công an TP.HCM) điều khiển. Lộc chở ông Tài chạy đến nhà ông Nguyễn Văn Dần, thiếu tá, cán bộ Trường nghiệp vụ Công an TP.HCM (ở đường Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) rủ nhau đến khu rừng Mã Đà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, để đi săn thú rừng.Trước khi lên đường, ông Tài lấy 3 khẩu súng (gửi ở nhà ông Dần cách nay 1 năm) gồm 1 khẩu súng Klip và 2 súng thể thao quốc phòng mang theo. Khi đến phân trường 2 của khu bảo tồn huyện Vĩnh Cửu vào tối cùng ngày, ông Tài và ông Dần đi vào rừng tiến hành săn bắn. Đến 2 giờ sáng ngày 22/4, ông Tài và ông Dần bắn được 8 con chồn đem về gửi ở nhà ông Mười (là người dân địa phương). Đến trưa ngày 22/ 4, ông Tài và ông Dần tiếp tục vào phân trường 3 và tại đây đã bắn hạ được 4 con chồn và 4 con cheo. Đến tối cùng ngày, những người đi săn này đã nghỉ lại qua đêm tại trụ sở bảo vệ rừng của phân trường 3. Sáng ngày 23/4, cả nhóm lại đi vào phân trường 1 Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu để săn… Tổng cộng số thú rừng bị nhóm ông Tài và Dần bắn hạ có 8 loài nặng 24,5kg. Cùng ngày, nhóm đi săn mới chuyển số thịt thú rừng lên xe để trở về TP.HCM.Theo xác định của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, 8 loài thú mà nhóm ông Tài – Dần bắn được gồm: 5 con cheo (tên khoa học là Tagulus, nặng 0,4kg, thuộc nhóm IIB); 1 con cầy giông (tên khoa học là Viverra zibetha, nặng 0,2kg, nhóm IIB0); 1 con chồn vàng (tên khoa học là Mastes fluvigula, nặng 0,2 kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 7 con cầy vòi mốc (tên khoa học là Pagumu larvata, nặng 12kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 1 con sóc đỏ (tên khoa học là Sriurus spendens, nặng 0,5kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 1 con đại bàng đen (tên khoa học là Aqula clanga, nặng 1 kg, nhóm động vật hoang dã thông thường); 1 con rùa đất (tên khoa họclà Heosemysgrandis, nặng 2,5 kg, nhóm IIB); 3 con gà rừng (tên khoa học là Gallus gallus, nặng 0,5 kg, nhóm động vật hoang dã thông thường).Trên đường về, ông Dần ngồi phía trước giữ 1 khẩu súng thể thao quốc phòng có ống ngắm, hộp tiếp đạn lắp sẵn 5 viên, còn ông Tài ngồi băng ghế sau. Khẩu súng được ông Dần dựng vào lưng ghế, nòng súng chếch về phía sau. Khi đi đến đoạn km 3, đường 767 thuộc ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, do xe bị xóc nên khẩu súng từ ghế rơi xuống; ông Dần vội chụp lấy thì súng nổ, gây thương tích cho ông Tài. Ông Tài chết tại bệnh viện 115 TP. HCM, sau khi được ông Dần đưa cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Thống Nhất rồi chuyển về Bệnh viện 115 TP.HCM. Tiến hành xét nghiệm tử thi, cơ quan điều tra xác định, ông Tài chết do dập não, chảy máu não vì bị đạn súng bắn xuyên qua xoang bướm vào não.'Tôi muốn hỏi trong tình huống này ta xác định tội danh thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp tàng trừ, sử dụng trái phép vũ khí thì theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999:

Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Thứ hai, đối với việc săn bán thú rừng thì cũng tại quy định tại luật này:

Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vô ý làm chết người

b) Lợi dụng chức vụ,  quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ ba, ông Tài chết do dập não, chảy máu não vì bị đạn súng bắn xuyên qua xoang bướm vào não:

Điều 98. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Theo những tình tiết nêu trên còn phụ thuộc vào sự điều tra của phía cơ quan công an mới xác định được cụ thể tôi danh. Theo đó, ban đầu cần xác định nguồn gốc vũ khí ở đâu ra, việc tàng trữ vũ khí quân sự trái phép có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặt khác, 3 đối tượng này còn giết, săn bắn trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định với một số đối tượng lượng lớn động vật. Hơn nữa, việc săn bắn tại khu bảo tồn thiên nhiên cũng sẽ bị khởi tố hình sự.

Cuối cùng, trên đường về, ông Dần ngồi phía trước giữ 1 khẩu súng thể thao quốc phòng có ống ngắm, hộp tiếp đạn lắp sẵn 5 viên, còn ông Tài ngồi băng ghế sau. Khẩu súng được ông Dần dựng vào lưng ghế, nòng súng chếch về phía sau. Khi đi đến đoạn km 3, đường 767 thuộc ấp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, do xe bị xóc nên khẩu súng từ ghế rơi xuống; ông Dần vội chụp lấy thì súng nổ, gây thương tích cho ông Tài. Ông Tài chết tại bệnh viện 115 TP. HCM, sau khi được ông Dần đưa cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Thống Nhất rồi chuyển về Bệnh viện 115 TP.HCM. Tiến hành xét nghiệm tử thi, cơ quan điều tra xác định, ông Tài chết do dập não, chảy máu não vì bị đạn súng bắn xuyên qua xoang bướm vào não. Theo đó, ông Dần là người giữ sung về nguyên tắc ông đã sử dụng và giữ thì phải biết cấu tạp cũng như cách thức sử sụng thế nào, việc giữ súng sai quy định được hiểu là thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả đó. Như vậy ôn Dần có thể sẽ bị truy cứu về hành vi vô ý làm chết người.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Định tội danh khi giết người nhằm cướp tài sản

– Định tội danh của A,B và C

– Định tội danh giết người

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.