Xác định trường hợp đồng phạm
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 1999;
– Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 thì:
"Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Đồng phạm căn cứ Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ… Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể có những hành vi như khởi xướng việc phạm tội; vạch kế hoạch thực hiện việc phạm tội cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người tội phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi giục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi giục chưa có ý định phạm tội, vì có người khác xúi giục nên họ mới nảy sinh ý định phạm tội Nếu việc xúi giục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định phạm tội, thì không phải là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm (phạm tội có tổ chức).
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Việc giúp sức có thể bằng lời khuyên, lời chỉ dám cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xóa dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có…
– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Người thực hành trong tội trộm cắp tài sản là người trực tiếp thực hiện các hành vi lén lút để lấy tài sản của người khác. Trong trường hợp của bạn, người canh gác cho người khác để người đó lấy trộm xe máy. Thì người canh gác không phải là người thực hành mà là người giúp sức. Bởi người canh gác này chỉ tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện hành vi lấy trộm chứ không trực tiếp thực hiện hành vi đó.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam