Xử lý người có hành vi gây thiệt hại rừng phòng hộ

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40998

Câu hỏi:

Bạn em là cán bộ kỹ thuật của công trình bãi neo đậu có yêu cầu công nhân điều khiển xe cẩu vào rừng phòng hộ gây thiệt hại khoảng 3500m2 rừng. Cho em hỏi sẽ bị xử phạt như thế nào? Có cách nào để giảm nhẹ việc bị xử phạt không? Em cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999 quy định tội hủy hoại rừng như sau:

“Điều 189. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tiết 3.4 Tiểu mục 3 Mục IV Thông tư 19/2007/TTLT-BNNN-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn như sau:

"3.4. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS."

Cán bộ, công chức có được giao đất rừng để sản xuất không?

Khoản 5 Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định phá rừng trái pháp luật như sau:

“Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

[…]

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bạn có yêu cầu công nhân điều khiển xe cẩu vào rừng phòng hộ gây thiệt hại khoảng 3.500m2, diện tích rừng bị thiệt hạ là diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính (3000m2 đối với rừng phòng hộ) do đó bạn của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội huỷ hoại rừng theo quy định trên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.