Xử lý vật chứng khi chủ sở hữu đồng ý chuyển giao cho người phạm tội

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40969

Câu hỏi:

Xử lý vật chứng khi chủ sở hữu đồng ý chuyển giao cho người phạm tội. Quy định về xử lý tang vật, vật chứng theo pháp luật hiện hành.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Việc xử lý vật chứng được quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự  năm 2003, như sau:

Thứ nhất, vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội; vật cấm lưu hành thì tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy.

– Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì tịch thu sung quỹ nhà nước nếu có giá trị; tịch thu tiêu hủy nếu không có giá trị.

– Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành thì tịch thu và tiêu hủy, không phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật chứng đó không có giá trị hoặc vật chứng đó nếu không tiêu hủy thì sẽ gây nguy hại cho xã hội, ví dụ như: ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu có nội dung phản động…

– Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành nhưng có giá trị như vũ khí quân dụng (tìm được) hoặc hàng hóa cấm lưu hành, là những sản vật của tự nhiên như động vật hoang dã quý hiếm, thực vật quý hiếm v.v … thì lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể tịch thu và tiêu hủy được, mà hiện nay theo quy định hiện hành của pháp luật thì chúng ta phải sung quỹ Nhà nước và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tương ứng đối với các loại hàng hóa đó.

– Đối với vật chứng thuộc sở hữu của người khác nhưng người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể tịch thu sung quỹ nhà nước (Khoản 3 Điều 41 Bộ luật hình sự  năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009).

Thứ hai, vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước.

Theo quy định trên đây thì xử lý vật chứng gồm có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Trường hợp xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì việc xử lý vật chứng không có gì phải bàn thêm.  Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu trong trường hợp này, chủ sở hữu là người không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tiền bạc, tài sản của mình vào việc phạm tội (đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội) nếu chủ sở hữu là người có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội thì có thể xử lý như điểm a khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức nhưng đã bị kẻ phạm tội dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, nếu người quản lý hợp pháp vật, tài sản này có lỗi trong việc để cho người phạm tội thực hiện tội phạm thì cũng không được tịch thu mà phải trả lại cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức đang quản lý hợp pháp vật, tài sản đó.

Trường hợp 2: Trong trường hợp vật, tiền bạc đã được người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chiếm đoạt nhưng không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định chủ sở hữu vật chứng như thế nào; trong thực tế, có nhiều vụ án hình sự, đặc biệt các vụ án về xâm phạm sở hữu, các vụ án mang tính chiếm đoạt khác, người phạm tội khai nhận đã chiếm đoạt được tài sản của người khác, Cơ quan Điều tra đã thu giữ được và áp dụng biện pháp xác định chủ sở hữu. Biện pháp xác định chủ sở hữu đối với vật chứng trong vụ án hình sự hiện nay là thông báo trong một thời hạn nhất định; hình thức thông báo là bằng việc niêm yết tờ thông báo tại cơ quan ra thông báo (thường là do Cơ quan Điều tra thực hiện); trường hợp vật chứng có giá trị lớn như ôtô, tàu, thuyền, tiền, vàng v.v … kèm theo các loại giấy tờ quan trọng mới thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, vật chứng là tiền, bạc, tài sản do phạm tội mà có

Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là vật, tiền bạc là đối tượng của tội phạm như tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới… hoặc là vật, tiền bạc do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có.

Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có cũng có thể là tiền bạc, tài sản được sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền, bạc vào việc phạm tội hay tài sản, tiền bạc chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ: trộm cắp tiền của người khác, sau đó gửi Ngân hàng, số lãi từ khoản tiền gửi này được coi là tiền bạc do phạm tội mà có; dùng tiền trộm cắp được mua vé số và trúng thưởng, khoản tiền trúng số là tài sản do phạm tội mà có; mua bán ma túy có được lợi nhuận, dùng lợi nhuận đó mua bất động sản thì bất động sản là tài sản do phạm tội mà có.v.v.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ tư, vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản

Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì Luật quy định trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể bán theo quy định của pháp luật và gửi vào tài khoản tạm gửi của cơ quan mình mở tại kho bạc Nhà nước. Khi giải quyết vụ án, tùy thuộc và giai đoạn tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đặc điểm pháp lý của loại vật chứng đã được bán để quyết định sung quỹ Nhà nước hay trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ của bên phải bồi thường.

Thứ năm, vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì tịch thu và tiêu hủy

Vật chứng là gì?

Đây là những đồ vật, tài liệu khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án, nó không phải là loại vật cấm lưu hành, không phải là công cụ, phương tiện phạm tội. Ví dụ như chiếc dép thu giữ tại hiện trường vụ cướp tài sản; chiếc áo của nạn nhân bị rách nát trong vụ cố ý gây thương tích v.v … Đây là những vật, xét về giá trị thì không tính ra được bằng tiền hoặc có nhưng giá trị không đáng kể. Vật chứng không có giá trị cũng có thể là những vật vừa không trị giá ra thành tiền, vừa không có công dụng nào trong thực tế cuộc sống; ví dụ: chiếc gậy tre người phạm tội dùng chống đi đường được thu giữ tại hiện trường vụ án có dấu vân tay của người phạm tội v.v …

Như vậy, tùy từng trường hợp mà vật chứng được xử lý theo như quy định trên.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật,phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

– Không nhận lại phương tiện đã bị tạm giữ

– Thời hạn trả lại xe máy cho người bị trộm

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

–Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155

– Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.