Xử phạt vi phạm hành chính hành vi không gắn phù hiệu xe?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30266

Câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho hỏi: Tôi có chiếc xe Bên trọng tải trên 10 tấn. Xe tôi bị giao thông lập biên bản với lỗi (xe không gắn phù hiệu theo quy định) thì bị phạt là bao nhiêu. Và lỗi này theo quy định có phạt chủ xe không? Xe tôi mang tên cá nhân. Cảm ơn luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Xe hoạt động kinh doanh vận tải phải đảm bảo điều kiện theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

– Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

– Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

Lộ trình gắn phù hiệu theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP như sau:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Xe của bạn hiện tại bắt buộc phải gắn phù hiệu. Nếu không gắn phù hiệu bạn sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Chủ xe là cá nhân: Căn cứ điểm d khoản 8 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Như thế, mức xử phạt với chủ xe là cá nhân là từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung:

Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g, Điểm i Khoản 7; Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8; Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 9; Khoản 10 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

Nếu bạn vừa là chủ xe vừa là người điều khiển xe thì bạn bị xử phạt dưới mức chủ xe theo điểm d khoản 3 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

 Hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 30 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP;

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.