Xúc phạm danh dự người ngoại tình có vi phạm pháp luật?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật Hình sự 1999
Thứ nhất, về vấn đề chị dâu của bạn có nên nộp đơn ly dị hay không.
Về vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chị dâu bạn, nếu chị cảm thấy cuộc sống hôn nhân gia đình đã trở nên khó khăn, bế tác, những mâu thuẫn không thể giải quyết được và không thể tiếp tục chung sống với chồng thì chị của bạn có thể gửi đơn ly hôn đến Tòa án yêu cầu công nhận thỏa thuận ly hôn thuận tình giữa hai vợ chồng (nếu hai vợ chồng đã thống nhất với nhau về các vấn đề tài sản, con cái, chung sống,..sau khi ly hôn) hoặc yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương nếu hai vợ chồng không thể đi đến thống nhất các vấn đề trên, hành vi ngoại tình của anh bạn, cộng với yếu tố sau khi bị phát hiện tuy đã viết cam kết đàng hoàng và nghe theo lời khuyên của gia đình anh vẫn tiếp tục qua lại với người kia, hơn nữa còn đe dọa giết chị dâu bạn nếu không làm theo yêu cầu của người kia.
Tất cả những hành vi đó có thể được sử dụng làm cơ sở để Tòa án giải quyết đơn ly hôn của hai anh chị. Về mặt pháp luật thì hành vi ngoại tình vẫn không bị truy cứu trách nhiệm trừ trường hợp hai người đó có hành vi chung sống như vợ chồng, theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về những hành vi bị cấm có quy định hành vi sau:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”
Do đó khi có cơ sở chứng minh hai người có hành vi chung sống như vợ chồng và bị phát hiện hành vi, hai gia đình tố cáo lên ủy ban nhân dân cấp xã thì hai người này sẽ bị xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu các hình thức khiển trách, kỷ luật của cơ quan mình đang công tác.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ) … trong trường hợp này chị dâu của bạn đã thuê người rải truyền đơn ở quê chồng của người kia, mặc dù chị dâu bạn không thừa nhận hành vi này nhưng về mặt thực tế thì chị là người đã thực hiện hành vi này, hành vi này có thể làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người bị hại và cả gia đình nhà chồng của người đó. Nếu có bằng chứng có thể chứng minh được chị dâu của chị đã thực hiện hành vi này và có mục đích muốn xâm phạm đến danh dự của người khác trên một phạm vi rộng (rải truyền đơn trên địa phương) và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người kia, mặc dù theo bạn nói chị dâu bạn có giữ cam kết của người kia nhưng việc cam kết giữa hai nguời hoàn toàn là vấn đề thỏa thuận giữa hai bên, điều đó không có nghĩa là chị dâu của bạn được phép có những hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm của người kia, cộng thêm vào đó là ảnh hưởng tới gia đình nhà chồng của người đó. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà chị dâu của bạn nếu có căn cứ xác thực hành vi và mục đích xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác mà có thể bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Ngoài ra theo quy định tại Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 thì:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Vậy việc người kia yêu cầu chị dâu của bạn tới xin lỗi gia đình nhà chồng của người đó về mặt pháp luật cũng được coi là có căn cứ, vì hành vi của chị dâu bạn nếu xác định được mức độ nghiêm trọng rất có thể đã gây ảnh hưởng lớn tới danh dự, nhân phẩm của gia đình người đó.
Tuy vậy việc người kia và anh trai bạn sử dụng những lời lẽ de dọa, hăm dọa giết chị dâu của bạn và con là không đúng, về vấn đề chồng của người đó, theo thông tin bạn cung cấp thì những chi tiết liên quan đến những mối de dọa rằng người chồng đó sẽ giết chị dâu bạn và hai cháu nếu không làm theo yêu cầu hoàn toàn xuất phát từ người đã ngoại tình với anh trai bạn, có nghĩa là không có căn cứ trực tiếp nào xác minh chồng của người kia đã có những lời lẽ, đe dọa như vậy, hơn nữa thông qua tiếp xúc trên thực tế, gia đình bạn cũng có thể nhận thức được thái độ của gia đình bên kia, do vậy việc hăm dọa chị dâu bạn nếu có những cơ sở xác minh trên thực tế hành vi đó có thể xảy ra thì chị dâu bạn có thể nhờ cơ quan điều tra can thiệp để bảo vệ bản thân cùng gia đình. Việc anh trai bạn dùng dao đe dọa chị dâu bạn sẽ bị giết nếu không nghe lời, phụ thuộc vào mức độ nhận thức của chị bạn và mức độ nguy hiểm từ hành vi của anh bạn và chồng của người kia mà có căn cứ cho rằng họ có thể có hành vi xâm hại đến tính mạng chị dâu và hai con, thì anh của bạn và người chồng đó có thể bị tố giác với tội đe dọa giết người tại Bộ luật Hình sự 1999:
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Trong trường hợp này giữa các bên nên nói chuyện và thống nhất với nhau một hướng giải quyết sau cùng, gia đình hai bên bao gồm cả người chồng của người kia nên gặp mặt nhau, trình bày sự việc và giải quyết triệt để các vấn đề, nếu sợ rằng trong quá trình giải quyết mâu thuẫn có thể xảy ra những hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của những người có liên quan, có thể nhờ cơ quan điều tra can thiệp trong quá trình này.
Chị dâu của bạn có thể xem xét mức độ cuộc sống hôn nhân hiện tại và những mâu thuẫn đó để suy nghĩ về vấn đề có nên tiếp tục cuộc sống hôn nhân này hay dừng lại. Chị cũng có thể tố giác những hành vi có khả năng xâm phạm đến mình như đã phân tích ở trên tới cơ quan công an để có thể bảo vệ bản thân và gia đình của mình.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam