Xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác phải làm thế nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo, quay clip,… để làm nhục người khác. Tin nhắn lưu trong máy điện thoại được coi là căn cứ để xem xét hình thức xử lý. Việc xử lý bằng hình thức nào còn tùy thuộc vào mức độ và tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm gây ra, có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Theo như bạn trình bày thì gia đình người đàn ông đó rêu rao những chuyện tục tĩu và vi phạm đạo đức làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình bạn và bạn có bằng chứng là những tin nhắn còn lưu lại trên điện thoại của bạn. Tuy nhiên, vì chúng tôi không biết nội dung của những tin nhắn đó nên không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm đó.
Trong trường hợp này, chúng tôi xin tư vấn các hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất, các bên ngồi lại hòa giải với nhau để giải quyết bất đồng phát sinh giữa các bên với sự có mặt của một người thứ ba có uy tín và tiếng nói tại địa phương hoặc được cả hai bên biết đến và tôn trọng. Việc hai bên giàn xếp, thương lượng với nhau về cách giải quyết mâu thuẫn sẽ được người thứ ba làm chứng và các bên nên thực hiện theo những gì đã hòa giải.
Thứ hai, nếu bạn thấy những tin nhắn của họ xúc phạm nghiêm trọng đến danh sự, nhân phẩm của 2 vợ chồng bạn và họ không có dấu hiệu chấm dứt hành vi đó thì bạn nên khai báo với cơ quan công an kèm với tin nhắn làm bằng chứng để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp này, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có thể bị xử lý theo tội danh làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 về tội làm nhục người khác như sau:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Trường hợp hành vi làm nhục người khác khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người như sau:
“1. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” có thể bị “ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng".
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam