Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án

Ngày gửi: 09/10/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40092

Câu hỏi:

Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trở thành một công cụ để hoạt động xét xử của Tòa án được hiệu quả hơn, nghiêm minh và đúng pháp luật, đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tại văn kiện “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị có xác định mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trở thành một công cụ để hoạt động xét xử của Tòa án được hiệu quả hơn, nghiêm minh và đúng pháp luật, đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược: Cải cách bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án được ghi nhận trong Bộ luật TTHS có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thứ nhất, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án giúp góp phần bảo đảm những quyền và lợi ích tối thiểu của con người tại tòa. Bản chất của hoạt động xét xử trong TTHS là hoạt động của Tòa án nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tội phạm, Tòa án nhân danh Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước đối với cá nhân phạm tội. Vì vậy mà đôi khi, những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa được đảm bảo tại Tòa. Hiện nay, pháp luật quốc tế rất coi trọng về quyền con người, những chuẩn mực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong TTHS được áp dụng trên toàn thế giới, không kể hệ thống chính trị, trình độ kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận trong Bộ luật TTHS, được Nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Mặt khác, mô hình tranh tụng ở Việt Nam là mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp một vài yếu tố tranh tụng. Tòa án không giữ vai trò thụ động, mà phải có trách nhiệm xét hỏi, thẩm vấn để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, đồng thời để các bên tham gia vào quá trình xét xử bình đẳng trong việc lập luận, bào chữa, đưa ra tài liệu, đồ vật,… góp phần giúp cho Tòa án đưa ra bản án đúng pháp luật.

Thứ hai: Khi nguyên tắc được thực hiện đã đảm bảo dân chủ, công bằng trong tố tụng hình sự. Ngoài ra đảm bảo được lòng tin của nhân dân vào tính khách quan của các phán quyết của Tòa án, từ đó củng cố lòng tin vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật. Và việc xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật góp phần bảo đảm giữ gìn trật tự xã hội.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

Thứ ba: việc ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong TTHS có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật TTHS. Không chỉ riêng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án mà tất cả các nguyên tắc cơ bản trong TTHS đều là cơ sở cho tất cả các quy định khác trong Bộ luật TTHS. Bằng chứng là khi nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án được sửa đổi bổ sung năm 2003 thì một loạt các nguyên tắc khác cũng được bổ sung (nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại Điều 37, 39, 40 hay quyền đưa ra tài liệu đồ vật tranh luận tại phiên tòa ở Điều 50, 51, 52,…). Khi giải thích và áp dụng pháp luật, nguyên tắc được pháp điển hóa sẽ là căn cứ cho các chủ thể áp dụng, viện dẫn cho quan điểm và áp dụng pháp luật của mình. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án diễn ra thống nhất đồng bộ và đạt hiệu quả cao, đảm bảo mọi phán quyết của Tòa án khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật, tránh bỏ sót tội phạm và xử oan cho người vô tội. Việc ghi nhận nguyên tắc đã và đang phát huy hiệu lực trong thực tiễn cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, nó làm cho trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng ngày càng được nâng cao, phán quyết của Tòa án có thêm tính thuyết phục bởi các phiên tòa diễn ra công khai, dân chủ, minh bạch. 

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án

– Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự

– Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.