Yếu tố lỗi trong luật hình sự
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.Lỗi bao gồm:
1.Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
-Lý trí : nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó
-Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra
Ví dụ: A thấy B đi với người yêu mình, nảy sinh ghen tuông nên muôn giết B, A về nhà lấy dao chém liên tiếp vào B dẫn đến B chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.
2.Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
-Lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của hành vi
Ví dụ: Ruộng nhà A nhiều chuôt, A giăng bẫy điện để bẫy chuột. Chị N đi đồng bị rơi mũ xuống và vào ruộng A nhặt, bị điện giật chết. A thấy trc hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
3.Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
-Lý trí: thấy trước hậu quả có thể xảy ra
-Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được.
4.Lỗi vô ý do cẩu thả
Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.
– Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
– Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ví dụ: A chạy qua đường, vì để tránh A nên B và C đã đâm vào nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin
Tình huống về tội giết người– Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự
– Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp chưa đạt
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam