Hệ thống pháp luật

Ai là người có lỗi khi xảy ra tai nạn giao thông?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31035

Câu hỏi:

Em qua ngã tư có vạch người đi bộ nhưng không có tín hiệu giao thông. Em chạy với vận tốc 70km/h thì tông vào xe máy đang qua đường.Trường hợp xe đó không có đèn chiếu sáng và người điều khiển không đội mũ bảo hiểm. Hiện người đó đang bị thương nặng, em chỉ bị trầy xước nhẹ. Vậy ai đúng ai sai?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đối với hành vi của bạn khi tham gia giao thông với vận tốc 70 km/h qua ngã tư.

Căn cứ vào Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 91/2015/TT- BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới như sau:

Đối với tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h

Đối với tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên là 70 km/h

 Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới là 60 km/h

Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về các trường hợp giảm tốc độ như sau:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:

2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận.

4. Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.

5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.

8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt.

Tạm giữ xe gây tai nạn giao thông? Bao giờ được trả lại xe gây tai nạn?

9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.

10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.

11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.

12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm thu phí.

Trong trường hợp bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì khi đi qua ngã tư bạn có nghĩa vụ phải giảm tốc độ so với tốc độ chuẩn nghĩa là khi bạn đi với vận tốc 70 km/h đến ngã tư thì bạn cần phải giảm tốc độ thấp hơn 70 km/h để đảm bảo an toàn. Do đó bạn đã vi phạm quy định pháp luật trong khi điều khiển xe tham gia giao thông.

Đối với hành vi của người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và không có đèn chiếu sáng.

Xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu % khi bị tai nạn giao thông?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông như sau:

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ vào Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

Theo thông tin bạn cung cấp, người đó tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và không có đủ đèn chiếu sáng gần xa là vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ 2008.

Trong trường hợp của bạn, hai bên tham gia giao thông đều có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn