Hệ thống pháp luật

Áp dụng tỷ giá khi thanh toán tiền cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài

Ngày gửi: 22/07/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL39909

Câu hỏi:

Chào Luật sư, Tôi ký hợp đồng với công ty liên doanh nước ngoài cuối năm 2015, Tổng giám đốc đề nghị lương bằng đô la Mỹ (có ký tên đóng dấu), phòng TCKT cty áp dung tỉ giá liên ngân hàng để chuyển lương của tôi sang tiền Việt trong hợp đồng lao động. Năm 2016 công ty lại áp dung tỉ giá mua vào Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBbank) để chuyển đổi từ đô la Mỹ sang tiền Việt cho người ký hđ từ 01/01/2016. Vậy áp dung tỉ giá nào là chính xác vì tôi thấy Thông tư 26/2015/TT-BTC có qui định phải áp dung tỉ giá bán ra của ngân hàng. Xin luật sư tư vấn dùm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quốc Việt ? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi bổ sung năm 2013; – Thông tư số 200/2014/TT-BTC; -​ Thông tư 26/2015/TT-BTC; – Thông tư số 111/2013/TT-BTC. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi bổ sung năm 2013;

– Thông tư số 200/2014/TT-BTC;

-​ Thông tư 26/2015/TT-BTC;

– Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 22, Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi bổ sung năm 2013:

Do đó, việc thể hiện tiền lương, tiền công để thanh toán toán cho người lao động sẽ không được thể hiện dưới bất cứ hình thức ngoại tệ nào. Do vậy các doanh nghiệp phải tuân theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, trong hợp đồng lao động có thể thể hiện bằng ngoại tệ tuy nhiên phải ghi đơn vị quy đổi tương đương với giá trị đồng ngoại tệ đó sang tiền Việt và việc thanh toán tiền lương hàng tháng thì doanh nghiệp của bạn vẫn phải sử dụng tiền Đồng của Việt Nam.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:

Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra đồng Việt Nam

1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tỷ giá quy đổi ra Đồng Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo đó, tiền lương trong hợp đồng lao động được tính bằng Việt Nam đồng được quy đổi theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn