Hệ thống pháp luật

Áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39764

Câu hỏi:

Áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Áp dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng. Áp dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả.


Theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước 2010, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng của mình, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng việc kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

Luật các tổ chức tín dụng 2010, quy định:

Điều 145. Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả

Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục

Điều 146. Áp dụng kiểm soát đặc biệt

1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

1. Các trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt:

– Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.

– Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

– Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.

2. Các hình thức kiểm soát đặc biệt

Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN' title='07/2013/TT-NHNN'>07/2013/TT-NHNN quy định, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng, dưới 1 trong 2 hình thức:

– Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện thông qua việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

3. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:

– Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;

– Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết bị đình chỉ, tạm đình chỉ.

– Chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.

–  Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 149 của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

4. Thời hạn kiểm soát đặc biệt

Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN' title='07/2013/TT-NHNN'>07/2013/TT-NHNN:

Thời hạn kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quyết định kiểm soát đặc biệt.

Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có triển vọng phục hồi hoạt động bình thường hoặc tổ chức tín dụng cần có thêm thời gian để tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất mua lại theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng không được gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt sẽ phải chấm dứt kiểm soát đặc biệt.  

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không phải quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt;

 Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân trước thời điểm hết hạn kiểm soát đặc biệt.

5. Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt

Điều 152 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 07/2013/TT-NHNN' title='07/2013/TT-NHNN'>07/2013/TT-NHNN quy định:

Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập tổ chức tín dụng

– Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường,

– Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;

– Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán. Khi tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chấm dứt kiểm soát đặc biệt do không khôi phục được khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN' title='07/2013/TT-NHNN'>07/2013/TT-NHNN: Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thông báo tới các cơ quan và tổ chức sau:

Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;

Tổ chức tín dụng là gì? Hoạt động của tổ chức tín dụng?

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

Ngân hàng hợp tác xã trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân;

Bộ Tài chính trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con hoặc công ty kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; Ủy ban nhân dân các cấp xã, cấp huyện (đối với quỹ tín dụng nhân dân);

Các cơ quan và tổ chức khác có liên quan do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Khó khăn khi áp dụng luật phá sản với các tổ chức tín dụng

– Thu hồi giấy phép của các tổ chức tín dụng

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn