Hệ thống pháp luật

Bác ruột là người Trung Quốc có được lấy bạn gái làm trong tòa án không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35013

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Hiện tôi đang có thắc mắc như sau hi vọng được luật sư tư vấn : Tôvi có bạn gái làm trong ngành tòa án,theo như lý lịch của tôi thì dòng họ gia đình tôi đều là người Việt Nam nhưng có bác (anh trai của bố) và cô (em gái của bố) hiện đang sinh sống tại Trung Quốc và nhập tịch Trung Quốc. Vậy cho tôi hỏi liệu hôn nhân của tôi và bạn gái có bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm không. Tôi xin cảm ơn.? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý:  – Hiến pháp 2013; – Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Hiến pháp 2013;

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 36 Hiến pháp 2013:

Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.  Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Có thể thấy, kết hôn là quyền của công dân. Tuy nhiên để thực hiện quyền này, công dân phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể. Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014:

 Kết hôn giả tạo.

 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 024.6294.9155

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo bạn trình bày, bạn gái của bạn làm trong ngành tòa án, trong trường hợp này không cần tiến hành thủ tục thẩm tra lý lịch, do vậy  việc bác (anh trai của bố) và cô (em gái của bố) hiện đang sinh sống tại Trung Quốc và nhập tịch Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của bạn. Khi bạn và bạn gái của bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình là có thể tiến hành kết hôn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn