Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11716/BC-VPCP

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2017

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KÊNH ĐỐI THOẠI, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2017, Văn phòng Chính phủ đã sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các kênh đối thoại, tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của người dân và doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và xin được báo cáo Chính phủ như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI

1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ người dân, doanh nghiệp, thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 9 năm 2016 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã thiết lập Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp vào tháng 10 năm 2016 tại địa chỉ https://doanhnghiep.chinhphu.vn và Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân vào tháng 4 năm 2017 tại địa chỉ https://nguoidan.chinhphu.vn, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, để công tác tiếp nhận, xử lý PAKN của người dân, doanh nghiệp đi vào nền nếp, Văn phòng Chính phủ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã quán triệt và yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

2. Về công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn triển khai

Để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp tích cực gửi PAKN, các cơ quan báo, đài đã có nhiều tin, bài viết phân tích chuyên sâu về sự vào cuộc tích cực, tinh thần cầu thị của các cơ quan chức năng trong việc xem xét, xử lý những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời thông tin tới các cơ quan báo, đài về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp để tuyên truyền mạnh mẽ về 02 Hệ thống thông tin. Tất cả các văn bản trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp đều được đăng tải công khai, kịp thời trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Văn phòng chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn cho trên 4.000 cán bộ, công chức thuộc các Bộ, ngành, địa phương về nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân và doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Hiện nay, theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ đang tiến hành bàn giao tài khoản để các Bộ, ngành, địa phương khai thác, sử dụng việc tiếp nhận, chuyển xử lý và trả lời trực tuyến trên Hệ thống thông tin này.

3. Về thực hiện chế độ thông tin báo cáo

Định kỳ hàng quý, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, kết quả tiếp nhận, trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp tại các cuộc họp giao ban hàng tuần của Văn phòng Chính phủ, chế độ báo cáo hàng tháng làm tài liệu phục vụ các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và các báo cáo đột xuất để phục vụ nội dung cho chương trình làm việc của Tổ công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Bộ, ngành, địa phương.

4. Về công tác quản lý, vận hành Hệ thống

Văn phòng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình vận hành và thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng, chống tấn công mạng, bảo đảm 02 Hệ thống hoạt động liên tục, ổn định.

II. KẾT QUẢ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ

1. Kết quả tiếp nhận, xử lý PAKN của người dân

Từ ngày 03 tháng 4 năm 2017 đến ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hệ thống tiếp nhận, trả lời PAKN của người dân đã tiếp nhận được tổng số 4,667 PAKN, trong đó có 838/4.667 PAKN thuộc phạm vi xem xét, xử lý1.

Trong 838 PAKN thuộc phạm vi xem xét, xử lý, có 686 PAKN về hành vi chiếm 81,86%, 151 PAKN về quy định hành chính, chiếm 18,14%. Lĩnh vực người dân kiến nghị nhiều nhất là tài nguyên, môi trường (367/838 PAKN chiếm 43,79%), lao động, người có công (96/838 PAKN, chiếm 11,45%), xây dựng (62/838 PAKN, chiếm 7,39%). Văn phòng Chính phủ đã tiến hành phân loại và chuyển 470/838 PAKN đến các bộ, ngành, địa phương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền; 368 PAKN còn lại đang đề nghị người dân cung cấp bổ sung thông tin làm cơ sở xem xét, chuyển xử lý.

Đến ngày 25 tháng 10 năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã xem xét, trả lời được 260/470 PAKN, đạt 55,31%. Đến nay, còn 210/470 PAKN (chiếm 44,68%) đang được các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý, trong đó có 158 PAKN đã đến hạn xử lý (chiếm 33,91%), nhưng chưa có văn bản trả lời người dân (Chi tiết tại Phụ lục số I).

2. Kết quả tiếp nhận, xử lý PAKN của doanh nghiệp

Từ ngày 03 tháng 10 năm 2016 đến ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp đã tiếp nhận tổng số 1.094 PAKN, trong đó, 1.094/1094 PAKN thuộc phạm vi xem xét, giải quyết; đã chuyển 1.024 PAKN đến các bộ, ngành, địa phương để xử lý, số còn lại đang được các Vụ chức năng nghiên cứu, xem xét xử lý.

Trong 1.024 PAKN thuộc phạm vi xem xét, xử lý, lĩnh vực doanh nghiệp kiến nghị nhiều nhất là tài chính, ngân hàng, công thương, đầu tư (529/1.024 PAKN, chiếm 51,66%); tiếp đến là lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, quản lý tài nguyên, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn (178/1.024 PAKN, chiếm 17,38%); lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, lao động, việc làm, bảo hiểm (83/1.024 PAKN, chiếm 8,11%)...

Tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã xem xét, trả lời được 812/1.024 PAKN, đạt 79,3%. Đến nay, còn 212/1.024 PAKN (chiếm 20,7%) đang được các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý, trong đó có 133 PAKN đã đến hạn xử lý (chiếm 12,99%), nhưng chưa có văn bản trả lời doanh nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục s II).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Đánh giá chung

Với quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đi vào nền nếp và phát huy được hiệu quả. Hầu hết các PAKN sau khi có văn bản trả lời đều được người dân, doanh nghiệp đánh giá tích cực vì đã giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Văn phòng Chính phủ đã nhận được 39 thư cảm ơn của doanh nghiệp và rất nhiều phản hồi tích cực từ các tổ chức, hiệp hội; phần lớn người dân có PAKN đều hài lòng về kết quả trả lời của các Bộ, ngành, địa phương2. Đồng thời, một số PAKN mang tính chất sáng kiến, giải pháp đã được các bộ, ngành đánh giá cao và cam kết sẽ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định, thủ tục hành chính (Chi tiết tại Phụ lục số III). Từ PAKN của người dân, doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước đã kịp thời chấn chỉnh, kiểm điểm và xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc không chuẩn mực trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của một số công chức3.

Làm tốt công tác tiếp nhận, trả lời PAKN của người dân là các Bộ: Giao thông vận tải (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Ngoại giao (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đã trả lời 83,33% tổng số PAKN tiếp nhận) và các địa phương: Hải Phòng (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Thanh Hóa (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Quảng Bình (đã trả lời 88,88% tổng số PAKN tiếp nhận).

Làm tốt công tác tiếp nhận, trả lời PAKN của doanh nghiệp là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (đã trả lời 94,21% tổng số PAKN tiếp nhận), Tài chính (đã trả lời 88,58% tổng số PAKN tiếp nhận), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đã trả lời 86,05% tổng số PAKN tiếp nhận); Xây dựng (đã trả lời 84,31% tổng số PAKN tiếp nhận), Giao thông vận tải (đã trả lời 78,57% tổng số PAKN tiếp nhận) và các địa phương: Lào Cai (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Bình Dương (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận), Lâm Đồng (đã trả lời 100% tổng số PAKN tiếp nhận).

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế:

- Số PAKN có nội dung không đúng phạm vi chiếm tỷ lệ cao, nhất là những PAKN của người dân4. Một số doanh nghiệp gửi kiến nghị với nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc, tiêu cực.

- Việc xem xét, trả lời PAKN của một số Bộ, ngành, địa phương còn chậm5.

- Một số văn bản trả lời PAKN của các Bộ, ngành, địa phương chưa thấu đáo, người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng, tiếp tục gửi PAKN6.

- Công tác thông tin tuyên truyền về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý PAKN trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn hạn chế, mang tính hình thức chưa đa dạng, hấp dẫn, nên tính lan tỏa chưa cao.

Những tồn tại, hạn chế trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do người dân, doanh nghiệp chưa nắm được hết yêu cầu việc gửi PAKN đến Hệ thống thông tin dẫn đến nội dung PAKN còn sơ sài, thiếu thông tin, thông tin không logic; người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa quán triệt thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác tiếp nhận, xử lý PAKN; công tác phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan trong quá trình xử lý còn nhiều thủ tục, giấy tờ làm kéo dài thời gian xử lý, đôi khi cán bộ xem xét xử lý các vấn đề còn cứng nhắc, máy móc hoặc hiểu vấn đề chưa thấu đáo...

3. Giải pháp khắc phục

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về Hệ thống thông tin này, Văn phòng Chính phủ sẽ chủ động đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương chậm trễ trong việc xem xét, trả lời PAKN. Đối với những PAKN mà người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng, đồng tình với kết quả xử lý của các Bộ, ngành, địa phương và tiếp tục có PAKN, Văn phòng Chính phủ sẽ trực tiếp nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008.

Ngoài ra, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 7144/TB-VPCP ngày 07 tháng 7 năm 2017) thời gian tới Văn phòng Chính phủ sẽ chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình kết quả xử lý PAKN của các Bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TIẾP THEO

Văn phòng Chính phủ xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như sau:

1. Tiếp tục đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp, nhất là đối với các PAKN đã quá hạn trả lời. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét xử lý một số kiến nghị của người dân, doanh nghiệp chưa đồng tình với kết quả trả lời của Bộ, ngành, địa phương; thực hiện kiểm tra tình hình, kết quả xử lý PAKN trong các chương trình làm việc của Tổ công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chương trình kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính theo kế hoạch.

2. Thông tin tới các cơ quan báo, đài về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp để tuyên truyền mạnh mẽ về 02 Hệ thống thông tin này; kịp thời cập nhật, đăng tải công khai kết quả giải quyết PAKN của các Bộ, ngành, địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

3. Triển khai thực hiện ứng dụng chữ ký số trong tiếp nhận, xử lý và trả lời người dân, doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin; bảo đảm vận hành, sử dụng Hệ thống thông tin được an toàn, không để xảy ra sự cố mất an ninh, an toàn thông tin mạng. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống theo hướng liên thông giữa các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời chuyển các PAKN, rút ngắn thời gian xử lý.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí làm việc trực tiếp với các Bộ, địa phương chậm trễ trong việc trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để làm tốt hơn nữa việc tiếp nhận, xử lý PAKN của người dân, doanh nghiệp, trên cơ sở Báo cáo sơ kết này, Văn phòng Chính phủ kính đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời việc xử lý PAKN và trả lời của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

2. Thông qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, tăng cường tổ chức các sự kiện đối thoại, hội thảo, tọa đàm trực tuyến giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong thực thi chính sách, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài tích cực tuyên truyền về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý PAKN của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Kịp thời thông tin về những điển hình tích cực trong xem xét, trả lời PAKN của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Trên đây là Báo cáo sơ kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các kênh đối thoại, tiếp nhận và xử lý thông tin kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Vụ TH (100 b), TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KSTT (2) TH.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC SỐ I

DANH SÁCH CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG CÒN TỒN ĐỌNG PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN
(Kèm theo Báo o số 11716/BC-VPCP ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ)

Số TT

Tên bộ, cơ quan

Tổng số PAKN nhận để xử lý

PAKN đã xử lý

PAKN chưa xử lý

Số lượng

Tỷ lệ %

Tổng số

Chia ra

Trong hạn xử lý

Quá hạn xử lý

I

Các Bộ, ngành

 

1

Bộ Công an

26

2

8%

24

1

23

2

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

26

16

62%

10

1

9

3

Bộ Quốc phòng

24

14

58%

10

3

7

4

Bộ Tài chính

20

17

85%

3

0

3

5

Bộ Giáo dục và Đào tạo

17

12

71%

5

1

4

6

Bộ Tư pháp

15

13

87%

2

1

1

7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

5

83%

1

0

1

8

Bộ Y tế

12

9

75%

3

1

2

9

Bộ Tài nguyên và Môi trường

1

0

0%

1

1

0

10

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

6

5

83%

1

1

0

II

UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TW

 

1

Hà Nội

53

15

28%

38

1

37

2

TP Hồ Chí Minh

34

10

29%

24

1

23

3

Bình Thuận

19

13

68%

6

0

6

4

Quảng Bình

9

8

89%

1

0

1

5

Bình Dương

8

3

38%

5

0

5

6

Hà Tĩnh

6

1

17%

5

0

5

7

Hưng Yên

7

3

43%

4

0

4

8

Quảng Nam

5

4

80%

1

0

1

9

Thừa Thiên - Huế

5

4

80%

1

0

1

10

Đồng Nai

6

3

50%

3

1

2

11

Kiên Giang

5

4

80%

1

0

1

12

Bạc Liêu

4

3

75%

1

0

1

13

Bình Định

3

2

67%

1

0

1

14

Bà Rịa - Vũng Tàu

3

1

33%

2

0

2

15

Thái Bình

3

1

33%

2

0

2

16

Nghệ An

3

0

0%

3

0

3

17

Vĩnh Phúc

2

1

50%

1

0

1

18

An Giang

2

1

50%

1

0

1

19

Bắc Giang

3

2

67%

1

1

0

20

Bắc Ninh

2

1

50%

1

0

1

21

Đắc Nông

2

1

50%

1

0

1

22

Lâm Đồng

2

1

50%

1

0

1

23

Phú Yên

2

1

50%

1

0

1

24

Tuyên Quang

2

1

50%

1

0

1

25

Đắk Lắk

2

0

0%

2

0

2

26

Tiền Giang

2

0

0%

2

0

2

27

Khánh Hòa

1

0

0%

1

0

1

28

Long An

1

0

0%

1

0

1

 

 

349

177

51%

172

14

158

 

PHỤ LỤC SỐ II

BẢNG TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Báo o số 11716/BC-VPCP ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ)

TT

BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CP, ĐỊA PHƯƠNG

PAKN đã xử lý

PAKN chưa xử lý

Số PAKN tiếp nhận

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Chia ra

Trong hạn xử lý

Quá hạn

I

Các Bộ, ngành

 

1

Bộ Quốc phòng

7

4

57.14

3

2

1

2

Bộ Công an

10

5

50.00

5

2

3

3

Bộ Ngoại giao

2

2

100.00

0

0

 

4

Bộ Nội vụ

2

1

50.00

1

1

 

5

Bộ Tư pháp

7

7

100.00

0

0

 

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

121

114

94.21

7

3

4

7

Bộ Tài chính

289

256

88.58

33

9

24

8

Bộ Công Thương

65

46

70.77

19

8

11

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

43

37

86.05

6

2

4

10

Bộ Giao thông vận tải

56

44

78.57

12

5

7

11

Bộ Xây dựng

51

43

84.31

8

1

7

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

28

16

57.14

12

4

8

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

8

6

75.00

2

0

2

14

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

35

22

62.86

13

7

6

15

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

5

5

100.00

0

0

 

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

15

14

93.33

1

1

0

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

3

75.00

1

0

1

18

Bộ Y tế

12

8

66.67

4

2

2

19

Ủy ban Dân tộc

 

 

 

0

0

 

20

Ngân hàng Nhà nước VN

43

37

86.05

6

5

1

21

Thanh tra Chính phủ

4

4

100.00

0

0

 

II

CƠ QUAN THUỘC CP

 

 

0

 

1

Bảo hiểm Xã hội VN

4

2

50.00

2

1

1

III

CƠ QUAN KHÁC

 

1

Tòa án nhân dân tối cao

2

0

0

2

1

1

2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN

4

4

100

0

0

 

3

Ngân hàng Phát triển VN

2

1

50

1

0

1

4

Trung tâm Trọng tải Quốc tế VN

1

1

100

0

0

 

5

Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

2

2

100

0

0

 

6

VCCI

1

0

0

1

1

 

7

Ngân hàng TMCP Công Thương VN

3

1

33

2

0

2

IV

UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TW

 

 

 

0

 

 

1

TP. Hà Nội

32

25

78

7

3

4

2

TP. Hồ Chí Minh

23

10

43

13

0

13

3

TP. Hải Phòng

12

8

67

4

1

3

4

TP. Đà Nẵng

4

3

75

1

0

1

5

TP. Cần Thơ

5

4

80

1

1

 

6

Tỉnh Cao Bằng

2

2

100

0

0

 

7

Tỉnh Lạng Sơn

2

1

50

1

0

1

8

Tỉnh Lai Châu

 

 

 

0

0

 

9

Tỉnh Điện Biên

 

 

 

0

0

 

10

Tỉnh Hà Giang

1

1

100

0

0

 

11

Tỉnh Sơn La

2

1

50

1

0

1

12

Tỉnh Tuyên Quang

2

1

50

1

0

1

13

Tỉnh Yên Bái

 

 

 

0

0

 

14

Tỉnh Lào Cai

5

5

100

0

0

 

15

Tỉnh Bắc Kạn

1

1

100

0

0

 

16

Tỉnh Thái Nguyên

1

1

100

0

0

 

17

Tỉnh Phú Thọ

2

2

100

0

0

 

18

Tỉnh Vĩnh Phúc

7

4

57

3

1

2

19

Tỉnh Bắc Giang

3

3

100

0

0

 

20

Tỉnh Bắc Ninh

5

3

60

2

1

1

21

Tỉnh Hòa Bình

2

1

50

1

0

1

22

Tỉnh Quảng Ninh

3

2

67

1

0

1

23

Tỉnh Hưng Yên

1

 

0

1

1

 

24

Tỉnh Thái Bình

2

2

100

0

0

 

25

Tỉnh Hà Nam

1

0

0

1

0

1

26

Tỉnh Nam Định

1

 

 

1

1

 

27

Tỉnh Ninh Bình

1

1

100

0

0

 

28

Tỉnh Thanh Hóa

6

3

50

3

0

3

29

Tỉnh Nghệ An

1

0

0

1

0

1

30

Tỉnh Hà Tĩnh

3

2

67

1

0

1

31

Tỉnh Quảng Bình

3

2

67

1

1

 

32

Tỉnh Quảng Trị

1

1

100

0

0

 

33

Tỉnh Thừa Thiên - Huế

1

 

 

1

1

 

34

Tỉnh Quảng Nam

6

4

67

2

1

1

35

Tỉnh Quảng Ngãi

3

2

67

1

1

0

36

Tỉnh Bình Định

3

1

33

2

2

 

37

Tỉnh Phú Yên

2

1

50

1

1

 

38

Tỉnh Khánh Hòa

2

1

50

1

0

1

 

PHỤ LỤC SỐ III

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ PAKN VỀ CHÍNH SÁCH ĐƯỢC TIẾP THU, ĐIỀU CHỈNH
(Kèm theo Báo o số 11716/BC-VPCP ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ)

TT

Kiến nghị của DN

Cơ quan giải quyết

Kết quả giải quyết

1

Công ty TNHH Nhựa và Hóa chất TPC VINA kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng VCM từ 3% xuống 0%

Bộ Tài chính

Bộ sẽ tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp (DN) để báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP trong năm 2017

2

Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại dịch vụ du lịch VNT kiến nghị về quy trình cưỡng chế nợ thuế

Bộ Tài chính

Bộ nghiên cứu tiếp thu kiến nghị của Công ty để sửa đổi Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

3

Công ty cổ phần hóa chất Bảo Thắng (Lào Cai) đề nghị cơ quan chức năng xác nhận sản phẩm H3PO4 TP là sản phẩm thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến của các bộ ngành, địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho DN.

4

Công ty TNHH Chứng khoán - Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn việc xác định giá trị hợp lý đối với chứng khoán khi tính thuế thu nhập DN

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính ghi nhận các kiến nghị mới phát sinh của DN và sẽ nghiên cứu, có quy định khi sửa đổi, bổ sung các văn bản về thuế thu nhập DN.

5

Ông Lê Đình Dũng (TP. Hồ Chí Minh) kiến nghị việc chính sách ưu đãi thuế TNDN còn phân biệt theo loại hình DN và đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi bất hợp lý này, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình DN.

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị của ông Lê Đình Dũng để nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập DN

6

Các ICD Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực IV đề nghị Chính phủ cho phép hàng nhập khẩu thuộc Danh mục của Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg tiếp tục được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực IV

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính đã có văn bản gỡ vướng mắc liên quan đến danh mục hàng hóa được làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu nhập, đồng thời đang báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở hướng dẫn thực hiện.

7

Ông Huỳnh Quãng (TP. Đà Nẵng) phản ánh một số vướng mắc của DN trong xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi

Bộ Tài chính

Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của công dân để nghiên cứu, xem xét sửa đổi quy định tại Thông tư số 228/2009/TT- BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính cho phù hợp.

8

Hội các DN khai thác, chế biến và xuất khẩu đá đề nghị cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn trong thực hiện biểu thuế xuất khẩu cho mặt hàng đá hoa trắng ốp lát đã gia công chế biến.

Bộ Tài chính

Bộ đang tiến hành nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP , trong đó có nội dung Hiệp hội kiến nghị, để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tế và góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.

9

Công ty CP Vĩnh Thiện (thành phố Hà Nội) kiến nghị về chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ ghi nhận đề xuất của Công ty và sẽ phối hợp với Bộ Y tế xem xét phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được hưởng ưu đãi đầu tư khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 118/2015/NĐ-CP

10

Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội, Hiệp hội DN tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị về một số chính sách thuế, vốn vay cho các DN nhỏ và vừa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ cho biết, hầu hết các ý kiến góp ý của Hiệp hội đã được tiếp thu, chỉnh lý tại Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (Luật đã được thông qua).

11

Ông Nguyễn Hữu Thanh (TP. Hồ Chí Minh) phản ánh bất cập trong thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN

Bộ Công Thương

Bộ có văn bản ghi nhận phản ánh của công dân, đồng thời cho biết, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đang nghiên cứu ý kiến, phản ánh của người dân, DN để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế.

12

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hợp Giang, Công ty TNHH DVTM TH Xuân Nghiêm, Công ty cổ phần ĐT&SX Petro Miền Trung, Công ty TNHH Gas Miền Trung, Công ty TNHH Gas Hậu Giang kiến nghị sửa một số nội dung của Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí

Bộ Công Thương

Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị của DN để báo cáo trình Chính phủ xem xét, sửa đổi

13

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị bãi bỏ quy định cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP do hiệu quả quản lý thấp và không có tác dụng bảo đảm ATTP; Miễn kiểm tra khi thông quan đối với thực phẩm nhập khẩu của DN có lịch sử tuân thủ tốt pháp luật...

Bộ Y tế

Ngày 8/9/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì đối thoại giữa các Bộ, ngành liên quan và các DN, hiệp hội DN về vấn đề này, đã quyết phương án sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi cho DN, như: Chuyển sang hậu kiểm đối với thực phẩm thông thường, chỉ kiểm tra, xác nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao như thực phẩm chức năng, dinh dưỡng cho trẻ em và phụ gia thực phẩm, thúc đẩy phương thức quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành...

14

Đại diện các công ty vận tải hành khách đường bộ, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội kiến nghị một số nội dung của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải bằng ô tô

Bộ Giao thông vận tải

Bộ ghi nhận đề xuất và sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp thu ý kiến trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị 86/2014/NĐ-CP nhằm mục tiêu siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các loại hình vận tải.

15

DN tư nhân Vinh Sang Dinh Bà kiến nghị việc không được nhập xoài về Việt Nam do vướng về kiểm dịch thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT sẽ đàm phán, trao đổi với cơ quan Bảo vệ thực vật Campuchia để tháo gỡ vướng mắc liên quan.

16

DN tư nhân Tám Tân (TP. Cần Thơ) đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc hạch toán chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với DN tư nhân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để tháo gỡ vướng mắc cho DN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn cho phép khấu trừ chi phí lãi tiền vay khi tính thuế TNDN của DN tư nhân

17

Công ty cổ phần Tư vấn Pacific kiến nghị các vướng mắc trong thủ tục về môi trường khi thực hiện dự án xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp

UBND TP Hà Nội

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tháo gỡ vướng mắc này cho DN và có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình sửa đổi Nghị định 18/2015/NĐ-CP

18

Hiệp hội Taxi Hà Nội góp ý Bản dự thảo quy chế quản lý taxi (do Sở Giao thông vận tải soạn thảo) và đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh một số nội dung không phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

UBND TP. Hà Nội

Thành phố đã có văn bản phản hồi giải thích rõ một số nội dung về trung tâm điều hành, đấu giá quyền kinh doanh, phân vùng hoạt động của taxi..., đồng thời tiếp thu kiến nghị liên quan đến quản lý xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm gọi xe và sẽ chỉ đạo đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định.

 

PHỤ LỤC SỐ IV

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ DOANH NGHIỆP PHẢN HỒI NHIỀU LẦN
(Kèm theo Báo o số 11716/BC-VPCP ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ)

TT

Kiến nghị của DN

Cơ quan giải quyết

Tình hình giải quyết

1

Công ty TNHH Bê tông Sơn Lâm kiến nghị về bất cập trong xác định định mức tài nguyên để tính thuế đối với sản phẩm đá xây dựng của Công ty

Bộ Tài chính

- Ngày 31/12/2016, Văn phòng Chính phủ (VPCP) có Văn bản số 11470/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của DN đến Bộ Tài chính. Ngày 10/02/2017, Bộ Tài chính có Văn bản trả lời số 409/TCT-CS.

- Ngày 22/2/2017, doanh nghiệp (DN) gửi phản hồi không đồng ý với nội dung trả lời của Tổng cục Thuế. Ngày 01/3/2017, VPCP có Văn bản số 1844/VPCP-ĐMDN tiếp tục chuyển ý kiến phản hồi của Công ty đến Bộ Tài chính. Ngày 09/3/2017, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có Văn bản số 787/TCT-CS trả lời kiến nghị lần 2 của Công ty.

- Ngày 20/3/2017, DN tiếp tục phản hồi văn bản trả lời lần 2 của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Ngày 30/3/2017, VPCP có Văn bản số 3024/VPCP-KTTH chuyển phản hồi của DN đến Bộ Tài chính xem xét, xử lý và trả lời.

- Ngày 13/4/2017, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có Văn bản số 1392/TCT-CS thông tin về vấn đề này. Theo nội dung của văn bản, Bộ Tài chính đã có công văn xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và đang tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị để hướng dẫn chung hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2

Cơ sở sản xuất gạch nung Lâm Thúy kiến nghị về việc chấm dứt sản xuất gạch bằng lò thủ công

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

- Ngày 16/02/2017 VPCP có Văn bản số 1367/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến UBND tỉnh Hải Dương. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương, ngày 01/3/2017, UBND huyện Kim Thành có Văn bản trả lời số 157/BC-UBND.

- DN tiếp tục kiến nghị về việc đền bù cho việc dừng hoạt động lò gạch và đề nghị UBND tỉnh Hải Dương có ý kiến về vấn đề này. Ngày 10/4/2017, VPCP tiếp tục chuyển kiến nghị của DN đến UBND tỉnh Hải Dương, hạn xử lý 20/4/2017. Đến nay VPCP chưa nhận được kết quả giải quyết của UBND tỉnh Hải Dương.

3

Công ty TNHH Hà Thái kiến nghị về việc bị ép dỡ tài sản hợp pháp

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Ngày 25/01/2017 VPCP có Văn bản số 752/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của Công ty đến UBND TP. Hà Nội. Ngày 01/3/2017, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số trả lời 850/UBND-KGVX.

- Ngày 16/3/2017 DN tiếp tục gửi kiến nghị phản hồi rằng trả lời của UBND TP. Hà Nội không thỏa đáng. Ngày 22/3/2017, VPCP có Văn bản số 2706/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến UBND TP. Hà Nội để xem xét, xử lý và trả lời trước ngày 06/4/2017. Đến nay VPCP chưa nhận được kết quả giải quyết từ UBND TP. Hà Nội.

4

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Vận tải biển Giang Thủy gửi đơn thư tố cáo sai phạm của một số cán bộ Cục Thuế TP. Hải Phòng liên quan đến việc hoàn thuế GTGT cho Công ty

Bộ Tài chính

- Ngày 28/10/2016, VPCP có Văn bản số 9275/VPCP-ĐMDN chuyển đơn thư của Công ty đến Bộ Tài chính. Ngày 07/11/2016, Bộ Tài chính có Văn bản trả lời số 1589/BTC-TCT.

- Công ty Giang Thủy tiếp tục gửi đơn tố cáo vì cho rằng văn bản trả lời của Bộ Tài chính bênh vực, bao che các sai phạm của Cục Thuế TP. Hải Phòng.

- Tổ Công tác tiếp nhận, xử lý kiến nghị của DN - VPCP đã chuyển đơn thư của Công ty cho Vụ I - VPCP xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

5

Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt kiến nghị về việc bàn giao bất động sản 357 Phan Đình Phùng, phường 2, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã trúng đấu giá

Bộ Tư pháp

- Ngày 29/11/2016 VPCP có Văn bản số 10311/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của Công ty đến Bộ Tư pháp. Ngày 12/12/2016, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp có Văn bản trả lời số 4122/TCTHADS-NV1.

- DN phản hồi không đồng ý với trả lời của Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp. Ngày 3/3/2017, Tổ Công tác tiếp nhận, xử lý kiến nghị của DN - VPCP có Văn bản số 26/XLKN chuyển Vụ I - VPCP để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

6

DN tư nhân Phương Thảo kiến nghị về việc xin di chuyển vị trí kinh doanh xăng dầu

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

- Ngày 01/3/2017, VPCP có Văn bản số 1848/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị của DN đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 07/4/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Văn bản số 57/BC-UBND trả lời DN tư nhân Phương Thao.

- Ngày 12/5/2017, DN tiếp tục gửi kiến nghị và cho rằng trả lời của UBND tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điểm chưa chính xác. Ngày 24/5/2017, VPCP có Văn bản số 5300/VPCP-ĐMDN chuyển tiếp tiếp kiến nghị đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 30/8/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Văn bản trả lời số 6744/UBND-KT1.

- Ngày 13/9/2017, DN tiếp tục gửi kiến nghị không đồng ý với trả lời lần 2 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và đề nghị tỉnh cho DN được chuyển vị trí kinh doanh xăng dầu. Ngày 03/10/2017, VPCP có Văn bản số 10429/VPCP-ĐMDN chuyển tiếp kiến nghị của DN đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc để xem xét, xử lý và trả lời DN trước ngày 17/10/2017.

7

Công ty CP Sàn giao dịch đầu tư VICOMIEN kiến nghị về việc vay vốn tín dụng 10.000 tỷ đồng để phát triển trang trại

Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam

- Ngày 14/02/2017 VPCP có Văn bản số 1229/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến Agribank. Ngày 22/02/2017, Agribank có Văn bản trả lời số 947/NHNo-KHL.

- Ngày 4/4/2017, VPCP tiếp tục nhận được Công văn số 03/2017/CVM-NN của DN về việc xin tháo gỡ khó khăn để giải ngân gói nông nghiệp công nghệ cao và đề nghị Ban Khách hàng lớn của Agribank trực tiếp thẩm định dự án vì số tiền vay vượt hạn mức của Chi nhánh Agribank Thái Bình. Ngày 07/4/2017, VPCP có Văn bản số 3391/VPCP-ĐMDN chuyển tiếp kiến nghị đến Agribank. Ngày 24/5/2017, Agribank có Văn bản trả lời số 3964/NHNo-KHL.

- Ngày 2/6, DN tiếp tục gửi kiến nghị và cho rằng văn bản trả lời nêu trên của Agribank có một số thông tin không chính xác về DN và đề nghị xử lý thông tin sai của Ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng cho DN.

- Ngày 12/6/2017, Tổ Công tác tiếp nhận, xử lý kiến nghị của DN - VPCP có Văn bản số 131/XLKN chuyển Vụ Kinh tế tổng hợp - VPCP để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Ngày 26/6/2017, VPCP có Văn bản số 617/PC-VPCP chuyển kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8

Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Sơn Trà kiến nghị về việc tháo gỡ khó khăn khi đầu tư dự án Nhà máy chế biến thủy sản tại TP. Đà Nẵng

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

- Ngày 24/5/2017, VPCP có Văn bản số 5307/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến UBND TP. Đà Nẵng. Ngày 14/6/2017, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Đà Nẵng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng có Văn bản trả lời số 856/BQL-QLĐT.

- Ngày 03/7/2017, DN tiếp tục kiến nghị về trả lời không thỏa đáng của Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng. Ngày 05/7/2017, VPCP có Văn bản số 6966/VPCP-ĐMDN chuyển tiếp kiến nghị đến UBND TP. Đà Nẵng để xem xét, xử lý và trả lời DN trước ngày 23/7/2017. Đến nay VPCP chưa nhận được kết quả giải quyết của UBND TP. Đà Nẵng.

9

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương kiến nghị về căn cứ để áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Ngày 23/8/2017, VPCP có Văn bản số 8980/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Ngày 13/9/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 7492/BKHĐT-QLĐT trả lời Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương phản hồi Văn bản trả lời số 7492/BKHĐT-QLĐT cho rằng trả lời của Bộ chưa hết các nội dung hỏi, nếu Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có chức năng hướng dẫn hết các nội dung hỏi thì Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đề nghị VPCP chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải đáp.

- Ngày 03/10/2017, VPCP có Văn bản số 10486/VPCP-ĐMDN chuyển tiếp kiến nghị đến Bộ Tài chính (hạn trả lời ngày 17/10/2017)

10

Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4 kiến nghị về Dự án Thủy điện Đăk Di 4

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

- Ngày 16/02/2017 VPCP có Văn bản số 1362/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến UBND tỉnh Quảng Nam. Ngày 06/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam có Văn bản trả lời số 966/UBND-KTTH.

- Ngày 20/9/2017, Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4 tiếp tục kiến nghị về giải quyết chưa thỏa đáng của UBND tỉnh Quảng Nam và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết cho Công ty tiếp tục thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Di 4. Ngày 26/9/2017, Tổ Công tác tiếp nhận, xử lý kiến nghị của DN có Văn bản số 200/XLKN chuyển Vụ Công nghiệp - VPCP xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

 

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ NGƯỜI DÂN PHẢN HỒI NHIỀU LẦN

(Kèm theo Báo o số 11716/BC-VPCP ngày 02 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ)

TT

Kiến nghị của người dân

Cơ quan giải quyết

Tình hình giải quyết

1

Ông Đỗ Đức Luận kiến nghị về quy định trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Ông Đỗ Đức Luận đã gửi phản ánh, kiến nghị (PAKN) ngày 05/05/2017, mã số PAKN.2017.17713 và đã được Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời (Văn bản số 46/QHLĐTL-QHLĐ ngày 22/6/2017).

- Ngày 31/82017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 9362/VPCP-KSTT ngày 01/9/2017).

2

Ông Lê Ngọc Tư kiến nghị về việc cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ Lê Ngọc Hạnh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Ông Lê Ngọc Tư đã gửi PAKN ngày 27/7/2017, mã số PAKN.2017.19196 và được UBND tỉnh Thanh Hóa trả lời (Văn bản số 10051/UBND-VX ngày 24/8/2017)

- Ngày 29/8/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời của UBND tỉnh Thanh Hóa và tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Văn bản số 9227/VPCP-KSTT ngày 30/08/2017).

3

Ông Lê Hoàng Văn phản ánh về việc giải quyết vụ việc tranh chấp bến phà

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

- Ông Lê Hoàng Văn đã gửi PAKN ngày 17/04/2017, mã số PAKN.2017.18522 và được UBND tỉnh Bạc Liêu trả lời (Văn bản số VPCP 1715/UBND-KT ngày 24/5/2017).

- Ngày 25/5/2017, người dân không đồng ý với nội dung trả lời tại văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN.

4

Ông Bùi Doãn Định

Bộ Quốc phòng

- Ông Bùi Doãn Định đã gửi PAKN ngày 25/08/2017, mã số PAKN.2017.20267 và được Bộ Quốc phòng trả lời (Văn bản số 3069/CS-NC ngày 18/9/2017).

- Ngày 26/9/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng và tiếp tục gửi PAKN.

5

Ông Dương Đình Tiến kiến nghị về việc ngành lao động, thương binh và xã hội cắt chế độ trợ cấp thương tật

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

- Ông Dương Đình Tiến đã gửi PAKN ngày 16/06/2017, mã số PAKN.2017.18743 và được UBND tỉnh Hà Tĩnh trả lời (Văn bản số 146/SLĐTBXH-TTr ngày 09/7/2017).

- Ngày 08/8/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 8416/VPCP-KSTT ngày 10/8/2017).

6

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc phản ánh về việc đề nghị hưởng 2 chế độ là trợ cấp thương binh và trợ cấp mất sức lao động đối với ông Nguyễn Quốc Việt

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 06/6/2017, mã số PAKN.2017.18655 và đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 1210/SLĐTBXH-NCC ngày 21/8/2017 và Văn bản số 1536/SLĐTBXH-NCC)

- Ngày 07/9/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại các văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 9843/VPCP-KSTT ngày 15/09/2017).

7

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về việc thương binh Nguyễn Ngọc Toàn “bị cắt” chế độ trợ cấp thương tật

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 01/06/2017, mã số PAKN.2017.18555 và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 1537/SLĐTBXH-NCC).

- Ngày 31/8/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 9364/VPCP-KSTT ngày 01/9/2017)

8

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về việc giải quyết chế độ mai tang phí cho bà Nguyễn Thị Minh Châu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 19/5/2017, mã số PAKN.2017.18408 và được UBND tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 2584/UBND-BTCD ngày 10/7/2017).

- Ngày 12/7/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã Văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 7423/VPCP-KSTT ngày 17/07/2017).

9

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về giải quyết chế độ cho thương binh Nguyễn Thị Tâm và thương binh Trần Thị Yến

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 03/5/2017 (mã số PAKN.2017.18157) và ngày 19/5/2017 (mã số PAKN.2017.18395) và được UBND tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 2052/UBND-NC ngày 01/6/2017).

- Ngày 30/6/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 6954/VPCP-KSTT ngày 05/7/2017).

10

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về việc ông Lê Văn Hoài bị “cắt” chế độ thương binh 18 năm (1989 - 2017) và không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 05/5/2017, mã số PAKN.2017.18178 và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 1007/SLĐTBXH-NCC ngày 05/6/2017).

- Ngày 08/6/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại Văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN, VPCP đã có Văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. (Văn bản số 6105/VPCP-KSTT ngày 13/06/2017).

11

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về việc các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Bình Thuận yêu cầu thêm một số giấy tờ không phù hợp với quy định của pháp luật

Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 29/5/2017, mã số PAKN.2017.18499 và đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 1106/SLĐTBXH-NCC ngày 19/6/2017).

- Ngày 27/6/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại Văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 6818/VPCP-KSTT ngày 03/07/2017).

12

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc kiến nghị về việc truy lĩnh tiền trợ cấp trong thời gian Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Thuận cắt chế độ bệnh binh Phan Ngọc Lục

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

- Ông Nguyễn Vĩnh Phúc đã gửi PAKN ngày 05/05/2017, mã số PAKN.2017.18184 và được UBND tỉnh Bình Thuận trả lời (Văn bản số 2207/UBND-KGVX ngày 13/06/2017).

- Ngày 16/6/2017, người dân không đồng tình với nội dung trả lời tại Văn bản nêu trên nên tiếp tục gửi PAKN. VPCP đã có Văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (Văn bản số 6468/VPCP-KSTT ngày 22/06/2017)

 



1 Là những phản ánh, kiến nghị về hành vi chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính; những cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính đang gây cản trở, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

2 Trong số 260 PAKN của người dân được các Bộ, ngành, địa phương xử lý, trả lời công khai trên Hệ thống thông tin có 248 PAKN(tương đương 95,38%), được người dân đồng tình hài lòng với kết quả giải quyết; 12 PAKN, (4,62%) người dân chưa hài lòng với kết quả giải quyết.

3 - Từ phản ánh của Công ty TNHH TMDV Đào Minh Anh, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã có văn bản yêu cầu Cục trưởng Cục thuế TP. Cần Thơ tổ chức rút kinh nghiêm trong xử lý, trả lời các PAKN của doanh nghiệp; từ phản ánh của Công ty CP Thép Thuận Thành, Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội đã kiểm điểm, xử lý kỷ luật, điều chuyển cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính do có hành vi gây khó khăn cho doanh nghiệp.; mời Lãnh đạo Công ty làm việc để trực tiếp xin lỗi;...

- Từ PAKN của ông Lê Văn T, Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa xem xét, xử lý về chế độ chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng cho bà Nguyễn Thị Loan, đã tiến hành kiểm điểm và buộc thôi việc đối với cán bộ làm thất lạc hồ sơ của bà Loan; từ PAKN của ông Đào Văn Bình, Cục Thuế TP Hải Phòng xem xét, xử lý việc cán bộ chi cục thuế huyện An Dương gây phiền hà trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, đã tiến hành kiểm điểm, phê bình và chuyển công tác đối với công chức có hành vi gây phiền hà cho người dân...

4 Số PAKN không đúng phạm vi chiếm 82,04% (3.829/4.667), gồm: 3.240/4.667 PAKN về giải đáp pháp luật, khiếu nại, tố cáo, nội dung chung chung, chiếm 42%; 644/4.667 PAKN có nội dung phản cảm, nói xấu chế độ, chiếm 13,8%.

5 Đến 25/10/2017, các Bộ, ngành, địa phương còn chưa xem xét, xử lý 210/470 PAKN của người dân, chiếm 44,68% và 212/1.024 PAKN của doanh nghiệp, chiếm 20,7%.

6 Đến 25/10/2017, có 12 PAKN người dân chưa hài lòng và tiếp tục gửi PAKN, chiếm 2,55% (12/470); 10 PAKN của doanh nghiệp chưa hài lòng và tiếp tục gửi PAKN chiếm 0,97% (10/1.024) (Chi tiết tại Phụ lục số IV).