Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/BC-UBND

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2014

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO QUÝ III NĂM 2014, TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo kết quả về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quý III năm 2014, như sau:

Phần 1

Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quý III năm 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

I. Kết quả công tác Thanh tra:

1. Thanh tra hành chính:

- Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã thực hiện 134 cuộc thanh tra, trong đó: có 59 cuộc thanh tra quý II chuyển sang và 75 cuộc thanh tra triển khai trong quý III năm 2014 tại 200 đơn vị.

- Về hình thức: 80 cuộc theo kế hoạch và 54 cuộc đột xuất;

- Về tiến độ: ban hành kết luận thanh tra 55 cuộc và đang tiếp tục thực hiện 81 cuộc.

1.1. Kết luận thanh tra

- Kết quả qua thanh tra phát hiện 16/200 đơn vị có sai phạm; sai phạm về kinh tế là 15.866.899.133 đồng, (trong đó, Thanh tra thành phố phát hiện sai phạm 7.965.603.310 đồng; Thanh tra quận - huyện 7.884.667.823 đồng; Thanh tra sở-ngành 16.628.000 đồng).

- Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi số tiền 9.293.462.783 đồng (trong đó, Thanh tra thành phố kiến nghị thu 7.965.603.310 đồng; Thanh tra quận huyện kiến nghị thu 1.311.231.473 đồng, Thanh tra sở-ngành kiến nghị thu 16.628.000); kiến nghị xử lý khác 6.573.436.350 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 17 tập thể và 20 cá nhân.

- Kết quả thực hiện cơ quan thanh tra đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 28.452.531.100 đồng, (trong đó, Thanh tra thành phố đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước 27.965.603.310 đồng, thanh tra quận- huyện 486.927.790 đồng).

1.2. Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực:

- Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Biểu 1b): Toàn ngành triển khai 41 cuộc tại 63 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 12 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 5.262.202.137 đồng; kiến nghị thu hồi 305.861.137 đồng, kiến nghị xử lý khác 4.956.341.000 đồng; kiến nghị xử lý hành chính 02 tập thể 08 cá nhân.

- Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách (Biểu 1c): Toàn ngành triển khai 43 cuộc tại 51 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 19 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 6.464.984.996 đồng; kiến nghị thu hồi 4.854.379.646 đồng, kiến nghị xử lý khác 1.610.605.350 đồng, kiến nghị xử lý hành chính 01 tập thể 09 cá nhân, (đã thu hồi 24.305.394.536 đồng, kiểm điểm rút kinh nghiệm 01 tập thể, 03 cá nhân).

- Quản lý, sử dụng đất đai (Biểu 1d): Thanh tra thành phố và thanh tra quận, huyện triển khai 13 cuộc tại 19 đơn vị, đã ban hành kết luận thanh tra 02 cuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 4.099.400.000 đồng (đã thu 4.099.400.000 đồng).

2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (Biểu 1e):

Thanh tra các sở, ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với 11.946 cuộc (503 cuộc thành lập đoàn và 11.443 cuộc thanh tra độc lập).

- Đối với 11.443 cuộc thanh tra độc lập: Kết quả qua thanh tra đã phát hiện các đơn vị có thiếu sót, sai phạm trên các lĩnh vực như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, Giao thông vận tải; Văn hóa - thể thao - du lịch; Y tế; Công thương; Lao động; Kế toán; Xây dựng, ... đã ban hành 12.331 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt 51.992.843.000 đồng, các tổ chức, cá nhân đã nộp phạt 36.753.742.000 đồng.

3. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Biểu 1f)

Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã triển khai thực hiện 30 cuộc/70 đơn vị, đến nay đã kết thúc 15 cuộc/41 đơn vị.

II. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố trong quý III năm 2014:

1. Công tác tiếp công dân (Biểu 2a):

1.1. Kết quả tiếp công dân: toàn Thành phố đã tổ chức tiếp công dân: 11.135 lượt (gồm: tiếp thường xuyên: 9.080 lượt, lãnh đạo tiếp: 2.055 lượt), đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh, so với quý II giảm 617 lượt chiếm tỷ lệ 6%, gồm:

- Cấp Thành phố tiếp công dân: Văn phòng tiếp công dân Thành phố tiếp công dân thường xuyên 746 lượt, vụ việc; Lãnh đạo Thành phố tiếp công dân 05 buổi/05 vụ việc. Trong đó:

Thường trực Thành ủy đã họp và tiếp công dân 02 buổi/02 vụ việc.

Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố đã họp và tiếp công dân 02 buổi/02 vụ việc.

Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố đã họp và tiếp công dân 01 buổi/01 vụ việc.

- Cấp Sở - ban - ngành Thành phố tiếp công dân: 653 lượt (tiếp thường xuyên: 637 lượt, lãnh đạo tiếp: 16 lượt).

- Cấp quận - huyện tiếp công dân: 6.705 lượt (tiếp thường xuyên: 5.769 lượt, lãnh đạo tiếp: 936 lượt).

- Cấp xã - phường - thị trấn tiếp công dân: 3.034 lượt (tiếp thường xuyên: 1.936 lượt, lãnh đạo tiếp: 1.098 lượt).

- Tiếp công dân đoàn đông người: Trên địa bàn Thành phố, tiếp 08 đoàn (gồm: tiếp thường xuyên: 08 đoàn, gồm: Cấp thành phố tiếp: 06 đoàn; Cấp quận - huyện tiếp 02 đoàn) giảm 02 đoàn so với quý II.

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (Biểu 2b):

Tiếp nhận, phân loại đơn: Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo là 1.397 đơn (khiếu nại 1.184 đơn; tố cáo 213 đơn); Đã xử lý 1.395/1.397 đơn, đạt tỷ lệ 99,8%, trong đó: xử lý chuyển trả lưu: 159 đơn; để lại giải quyết 1.236 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (gồm: khiếu nại: 1.155 đơn, tố cáo: 81 đơn), trong đó:

- Cấp Thành phố: khiếu nại: 396 đơn, tố cáo: 8 đơn.

- Cấp Sở - ngành: khiếu nại: 134 đơn, tố cáo: 18 đơn.

- Cấp quận - huyện: khiếu nại: 581 đơn, 51 đơn tố cáo.

- Cấp xã - phường - thị trấn: khiếu nại: 44 đơn, 4 đơn tố cáo.

3. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:

3.1. Kết quả giải quyết khiếu nại (Biểu 2c): Tổng số đơn khiếu nại đã giải quyết trên tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền: 817/1.155 đơn, đạt tỷ lệ 71%.

Phân tích tính chất khiếu nại đúng, sai cho thấy: đơn khiếu nại đúng là: 6%, khiếu nại sai là: 81%, khiếu nại có đúng có sai: 13%.

3.2. Kết quả giải quyết tố cáo (Biểu 2d): Tổng số đơn tố cáo đã giải quyết trên tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền: 41/81 đơn, đạt tỷ lệ 51%.

Phân tích tính chất tố cáo đúng, sai cho thấy: tố cáo đúng: 2%, tố cáo sai: 78%, tố cáo có đúng có sai: 20%.

4. Về tổ chức thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố và Trung ương đã có hiệu lực pháp luật

Tổng số quyết định giải quyết khiếu nại phải thực hiện là 370 quyết định, trong đó:

- Số quyết định có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện: 370 quyết định. Trong đó: Đã tổ chức thực hiện xong: 142/370 quyết định, đạt tỷ lệ 39%.

- Số quyết định phải thực hiện và đang xem xét là 228 quyết định, trong đó có 85 quyết định tiếp tục thực hiện và 143 quyết định đang xem xét, gồm: 69 quyết định đang bị khởi kiện tại Tòa án; 74 quyết định do Thành phố, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đang xem xét.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Nhằm tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố trong việc thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Thanh tra thành phố tổ chức triển khai 08 đoàn thanh, kiểm tra trách nhiệm tại 17 đơn vị. Đã kết thúc 02 đoàn/ 03 đơn vị. Tiếp tiếp tục triển khai thực hiện 06 đoàn/ 14 đơn vị.

6. Tình hình thực hiện về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngày 19 tháng 9 năm 2013, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Triển khai thực hiện, Thanh tra thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 về kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đề ra các biện pháp, phương hướng cụ thể để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài. Trong quý III năm 2014 trên địa bàn Thành phố không có xảy ra tình trạng khiếu nại đông người phức tạp, nhưng dự báo tình hình khiếu nại đông người trên địa bàn Thành phố trong quý IV năm 2014 vẫn còn diễn biến phức tạp, dự báo có khoảng 11 vụ việc/06 quận, huyện sẽ phát sinh khiếu nại đông người (như quận 8: 01 vụ, quận 12: 01 vụ, Bình Thạnh: 04 vụ, Tân Bình: 03 vụ, Bình Tân: 01 vụ và Bình Chánh: 01 vụ).

7. Về công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Trong quý III năm 2014, toàn Thành phố đã tổ chức là 72 lớp tập huấn cho hơn 6.917 người là cán bộ, công chức và nhân dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; các Nghị định, Thông tư liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; các Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính và quy trình giải quyết tố cáo, quy trình thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nhằm tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trong nhân dân tại xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”.

8. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

Thành phố luôn xem công tác xây dựng thể chế là việc làm hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quý III năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.

III. Đánh giá thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và dự báo

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo:

- Trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án đã và đang được triển khai thực hiện, một số hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự án khi thu hồi đất, không đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tái định cư nên phát sinh khiếu nại, nhất là đối với những dự án triển khai công tác bồi thường kéo dài hoặc khiếu nại của công dân có tâm lý so sánh mức giá giữa các dự án liền kề nhưng giá khác nhau.

- Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, do đó việc khiếu nại, tố cáo sai còn nhiều.

- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại, khi người dân gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật, tạo tâm lý cho người dân là đơn tiếp tục được xem xét giải quyết.

2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm:

2.1. Những mặt làm được:

Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện nghiêm túc và triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và đúng các quy trình giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo; kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cán bộ công chức và nhân dân.

- Lãnh đạo Thành phố đã quan tâm dành thời gian cho công tác tiếp công dân, qua đó đã lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của công dân và quan trọng hơn là xem xét thấu đáo và lựa chọn các biện pháp giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó có nhiều vụ khiếu nại bức xúc kéo dài của công dân được lãnh đạo Thành phố giải quyết dứt điểm.

- Đội ngũ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn của các đơn vị trên địa bàn thành phố từng bước được chuẩn hóa, việc tập huấn kỹ năng tiếp công dân, xử lý đơn được các cơ quan chuyên môn của Thành phố thực hiện thường xuyên, việc trao đổi nghiệp vụ, trao đổi thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hồ sơ tiếp công dân, xử lý đơn đã đi vào nền nếp và đáp ứng với yêu cầu quản lý của Thành phố.

- Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố được nâng lên. Nhiều quận, huyện không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người; các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được tập trung giải quyết. Các vụ việc khiếu nại đông người được tập trung chỉ đạo xử lý và tạo được sự ổn định đã góp phần an dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của Thành phố.

- Việc kiểm tra rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài được các Sở - ngành, quận - huyện thực hiện nghiêm túc; các đơn vị đều có xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể. Qua đó, có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài của công dân đã được giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và chấm dứt khiếu nại.

- Sự phối hợp đồng bộ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên với chính quyền các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại cơ sở.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đạt được kết quả trên là do Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở - ngành, quận - huyện đã quan tâm thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn Thành phố, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2.2. Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc:

- Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những diễn biến phức tạp, nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án. Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án; việc thụ lý giải quyết một số khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn để kéo dài quá thời gian quy định.

- Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số địa phương còn hạn chế, áp dụng pháp luật chưa chính xác và đầy đủ, công dân không đồng tình và tiếp tục khiếu nại, tố cáo.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đạt được nhiều kết quả nhưng chủ yếu vẫn nặng về hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia, nên vẫn còn một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ gửi đơn không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết; một số vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật có tình, có lý, nhưng người dân vẫn không đồng ý tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi.

3. Dự báo

Dự báo từ nay đến cuối năm 2014 có khoảng 11 vụ việc/06 quận, huyện sẽ phát sinh khiếu nại đông người (như quận 8: 01 vụ, quận 12: 01 vụ, Bình Thạnh: 04 vụ, Tân Bình: 03 vụ, Bình Tân: 01 vụ và Bình Chánh: 01 vụ).

Hầu hết các vụ dự báo có khiếu nại đông người tại các Quận có nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án đang triển khai trong năm 2014. Các đơn vị quận, huyện đã chủ động nắm tình hình theo dõi và xử lý tích cực theo thẩm quyền để tránh phát sinh “điểm nóng”.

Phần 2

Phương hướng nhiệm vụ công tác thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 tháng cuối năm 2014

I. Một số nhiệm vụ cụ thể:

1. Công tác thanh tra:

- Ngành Thanh tra Thành phố tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2014 đã được phê duyệt và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Chính phủ liên quan đến công tác thanh tra, đặc biệt là đẩy nhanh thanh tra diện rộng về nợ đọng vốn đầu tư và thanh tra việc chấp hành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ. Đặc biệt là công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau thanh tra và chỉ đạo xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố, kiên quyết thu hồi tiền, tài sản chiếm dụng, thất thoát về cho ngân sách nhà nước.

2. Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị 21-CT/TU ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Tiếp công dân.

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật; các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tiếp tục quán triệt và triển khai Luật Tiếp công dân và các văn bản thi hành Luật Tiếp công dân theo Chỉ thị số 22/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại và tái đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại tố, cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương; xử lý kiên quyết các đối tượng kích động, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

- Lãnh đạo các Sở - ngành, quận - huyện cần phải chủ động và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đúng thời hạn quy định.

- Thực hiện công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo; thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục kiểm tra, rà soát, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng theo Kế hoạch số 631/KH-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và nhân dân tại các phường, xã, thị trấn theo Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”. Tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở, gắn với phát huy vai trò của người dân và các đoàn thể tại địa phương trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Các cơ quan thông tin, báo chí của Thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các hoạt động của Lãnh đạo Thành phố liên quan đến việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm để nâng cao nhận thức của công dân về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và tình hình Thành phố.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và Văn bản số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CT; Các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Nội Chính Thành ủy;
- Ban Dân vận Thành ủy;
- Ủy ban MTTQVN thành phố;
- Các Sở- ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- VPUB: CVP, PVP/PC;
- Phòng: PCNC, ĐTMT;
- Lưu: VT, TH(K).

TUQ. CHỦ TỊCH
KT. CHÁNH THANH TRA
PHÓ CHÁNH THANH TRA




Lê Văn Hùng