Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1733/BC-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Tài liệu họp Ban Chỉ đạo Quốc gia - Phiên họp lần thứ 19)

Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

1. Tính đến ngày 19/12/2022, thế giới đã ghi nhận trên 657 triệu ca mắc và hơn 6,6 triệu ca tử vong. Ngày 14/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca tử vong do COVID-19 hàng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức cao và Ủy ban Khẩn cấp về dịch COVID-19 thuộc WHO dự kiến sẽ thảo luận về các tiêu chí để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp tại cuộc họp của Ủy ban vào tháng 1/2023[1].

2. Tại Việt Nam, kể từ đầu dịch đến ngày 19/12/2022, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,1%) và hơn 43.100 ca tử vong (0,37%). 30 ngày gần đây, cả nước ghi nhận 12.008 ca mắc mới (giảm 23,5% so với 30 ngày trước đó), 11 ca tử vong (tăng 2 ca).

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1. Công tác chỉ đạo điều hành

1.1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch COVID-19; yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ với mục tiêu kiểm soát dịch, không để bùng phát trở lại, đặc biệt tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19; chỉ đạo tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh và đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.

1.2. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Chính phủ đã có báo cáo số 476/BC-CP ngày 07/12/2022 gửi Quốc hội về việc đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 của Chính phủ về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp tết dương lịch và tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

- Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng: (1) Báo cáo Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; (2) Tổ chức tổng kết kết quả triển khai chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới “Hành trình an toàn”; (3) Xây dựng khung báo cáo và dự thảo nội dung báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, kết hợp với đánh giá 3 năm công tác phòng, chống dịch COVID-19; (4) Tiếp tục hoàn thiện phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn, dịch COVID-19 bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và (5) Xây dựng hướng dẫn và văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết năm 2023.

- Duy trì tổ chức họp trực tuyến hàng tuần với các địa phương để đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Rà soát, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có tỷ lệ tiêm thấp đẩy nhanh việc tiêm vắc xin; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tiêm vắc xin.

- Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ[2]. Bộ Y tế, Bộ Công an và các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp thúc đẩy triển khai Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, rà soát dữ liệu tiêm chủng.

2. Công tác y tế

2.1. Tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; ban hành, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật[3]; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả công tác thu dung, điều trị. Bộ Y tế đã ban hành công điện số 1669/CĐ-BYT ngày 12/12/2022 đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch.

2.2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Nghị Quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung ứng trang thiết bị y tế; ban hành các hướng dẫn về quản lý, quy định danh mục và tăng cường cấp số lưu hành trang thiết bị y tế[4].

2.3. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

2.3.1. Về tình hình tiếp nhận và phân bổ vắc xin phòng COVID-19

Đến ngày 19/12/2022, tổng số vắc xin phòng COVID-19 đã tiếp nhận là 259.374.774 liều và đã phân bổ toàn bộ số vắc xin này với 183 đợt phân bổ, trong đó: Vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên là 238.837.874 liều[5] (viện trợ cho Lào 500.000 liều vắc xin AstraZeneca); Vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 20.536.900 liều[6].

Nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 của các địa phương thay đổi liên tục. Căn cứ đề xuất nhu cầu vắc xin phòng COVID-19 tháng 11/2022 của các địa phương, Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã phân bổ 489.900 liều vắc xin Pfizer hạn dùng 30/11/2022 tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên cho các địa phương để triển khai tiêm chủng (Quyết định phân bổ ngày 11/11/2022). Tuy nhiên, một số địa phương không tiếp nhận số vắc xin được phân bổ hoặc có văn bản đề nghị không nhận/ điều chuyển vắc xin trong khi tỷ lệ tiêm chủng mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi còn thấp (Chi tiết tại phụ lục 6).

2.3.2. Tiến độ tiêm chủng

- Tính đến hết ngày 18/12/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm được 265.168.684 liều vắc xin phòng COVID-19:

Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%;

Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 80,0% và 86,8%;

Tỷ lệ tiêm mũi 3 người từ 12 đến dưới 18 tuổi là 68,5%;

Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,3% và 72,0%.

Trong tháng 11/2022, cả nước tiêm được 2,5 triệu liều vắc xin, cao hơn so với tháng 10/2022 (1,8 triệu liều), trong đó có khoảng 940.000 liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, 360.000 liều tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và 1.200.000 liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Từ đầu tháng 12/2022 đến nay, cả nước tiêm được khoảng 700.000 liều.

- Kết quả tiêm cho các đối tượng cụ thể như sau:

a) Tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (chi tiết tại Phụ lục 1)

Đã có 51.650.735 người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 3, tỷ lệ đạt 80,0%. Theo tỉnh, thành phố có:

19/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 90%

29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 70% đến dưới 80%.

15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 70%

5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất: Nghệ An, Sóc Trăng, Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Ninh.

Các tỉnh có tỷ lệ thấp (dưới 70%): Hưng Yên, Bình Thuận, An Giang, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đồng Tháp, Đồng Nai.

So với thời điểm cuối tháng 10/2022 thì tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên của các tỉnh/ thành phố tăng không đáng kể, do hầu hết các địa phương đã cơ bản hoàn thành tiêm cho nhóm đối tượng này, một số địa phương có tỷ lệ tiêm còn thấp do người dân không đồng thuận tiêm chủng mặc dù đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường tiêm chủng (truyền thông, vận động, tư vấn...).

b) Tiêm mũi 4 (chi tiết tại Phụ lục 2)

Đến nay đã có 17.239.433 người được tiêm mũi 4, tỷ lệ đạt 86,8%. Theo tỉnh, thành phố có:

43/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 90%.

15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 70% đến dưới 90%.

5/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 70%

5 tỉnh 66 tỷ lệ cao nhất: Bắc Kạn, Vĩnh Long, Lạng Sơn, Trà Vinh, Cà Mau.

Các tỉnh có tỷ lệ thấp (dưới 70%): Đà Nẵng, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Một số tỉnh/ thành phố thời điểm tháng 10/2022 có tỷ lệ tiêm chưa cao nhưng hiện tại đã tăng nhiều như Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hậu Giang, An Giang, Lâm Đồng, Bạc Liêu,...

c) Tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi (chi tiết tại Phụ lục 3)

Đã tiêm được 5.777.124 liều mũi 3 cho nhóm tuổi này, tỷ lệ đạt 68,5%. Theo tỉnh, thành phố có:

36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 70%

21/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 50% đến dưới 70%

6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 50%

5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất: Sóc Trăng, Bắc Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Quảng Ninh.

Một số tỉnh có tỷ lệ thấp (dưới 50%): Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Một số tỉnh/ thành phố thời điểm tháng 10/2022 có tý lệ tiêm chưa cao nhưng hiện tại đã tăng nhiều như Hà Tĩnh, Phú Yên, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu,…

d) Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (chi tiết tại Phụ lục 4)

Đã tiêm được 18.156.071 liều, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 đạt 92,3% và 72%.

Mũi 1:

48/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 90%

11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 80% đến dưới 90%

4/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 80%

5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất: Hải Phòng, Ninh Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tuyên Quang.

Các tỉnh có tỷ lệ thấp (dưới 80%): Quảng Trị, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Một số tỉnh/ thành phố thời điểm tháng 10/2022 có tỷ lệ tiêm chưa cao nhưng hiện tại đã tăng nhiều như Phú Thọ, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,…

Mũi 2:

41/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 70%

19/63 tỉnh, thành phố cỏ tỷ lệ từ 50-70%

3/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 50%

5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất Cà Mau, Bắc Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Lâm Đồng.

Các tỉnh có tỷ lệ thấp (dưới 50%): Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Một số tỉnh/ thành phố thời điểm tháng 10/2022 cỏ tỷ lệ tiêm chưa cao nhưng hiện tại đã tăng nhiều như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An,...

2.3.3. Tình hình sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (Chi tiết tại Phụ lục 5).

- Việc cập nhật và quản lý số liệu tiêm chủng lên Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vẫn được các địa phương tích cực triển khai, bao gồm cả việc nhập mới và nhập hồi cứu thông tin đối tượng tiêm chủng.

- Một số nơi có tỷ lệ cập nhật mũi tiêm lên hệ thống so với mũi tiêm thực tế thấp hơn 90% như Cà Mau, Nghệ An, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Bình Thuận, Quảng Bình,...

2.5. Tiếp tục triển khai các biện pháp giải quyết vấn đề về thuốc, vật tư, trang thiết bị và chế độ phụ cấp cán bộ y tế

- Xây dựng kế hoạch xây dựng Luật Trang thiết bị y tế; tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế theo trình tự thủ tục rút gọn, hiện nay dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế để Chính phủ xem xét ban hành (Tờ trình số 1709/TTr-BYT ngày 19/12/2022).

- Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 về quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

- Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 14/2022/TT-BYT ngày 06/12/2022 trong đó bãi bỏ khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 14/2020/TT-BYT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu văn bản, báo cáo thực hiện Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

- Trình Quốc hội xem xét cho phép tiếp tục sử dụng giấy ĐKLH hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đã nộp hồ sơ gia hạn mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược[7].

- Trình Chính phủ ban hành nghị định, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập tại Tờ trình số 1440/TTr-BYT ngày 27/10/2022.

3. Công tác đảm bảo an sinh xã hội

3.1. Chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn diện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tiễn, quan điểm, mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội[8]. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai các chính sách an sinh, xã hội hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

3.2. Đến nay (tính từ năm 2021), Trung ương và các địa phương đã chi 87/101 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho 55,68 triệu lượt người dân và gần 01 triệu lượt người sử dụng sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Riêng thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Đến 30/11/2022, các địa phương đã hoàn thành việc tiếp nhận, giải quyết và chi trả hỗ trợ trên 5,2 triệu lượt người lao động, 122.991 lượt người sử dụng lao động với kinh phí 3.740,8 tỷ đồng.

4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự xã hội

4.1. Tập trung thực hiện kế hoạch công tác công an, giải pháp phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong Công an nhân dân.

4.2. Triển khai các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ hàng trăm tin, bài viết, video có nội dung thông tin xấu độc. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ quản lý xã hội và phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động phân tích thông tin dân số từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo cơ cấu nhóm tuổi lao động, hỗ trợ cơ cấu việc làm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phân tích cơ cấu tuổi cho Bộ Y tế phân luồng mũi tiêm chủng. Phối hợp với các đơn vị để theo dõi và báo cáo các số liệu hằng ngày về công dân mắc COVID-19; dữ liệu tiêm chủng trên cả nước được cập nhật vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5. Công tác sản xuất và lưu thông hàng hóa

5.1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp duy trì, tạo thuận lợi và tổ chức hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa lưu chuyển liên tỉnh, bảo đảm hàng hóa được lưu thông, không ách tắc cục bộ; việc vận chuyển hành khách được bảo đảm thông suốt. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu. Huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và có phương án chuẩn bị trong các trường hợp nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, than, xăng dầu, phân bón…cho sản xuất và sinh hoạt.

5.2. Một số khó khăn, hạn chế: (1) Giá xăng dầu, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí logistics tăng cao làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. (2) Tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, địa phương; đồng thời quy định tăng mức lương tối thiểu vùng cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp do phải tăng các khoản chi phí được tính tỷ lệ theo lương trong khi giá bán không thể thay đổi đối với đơn hàng đã ký kết, đặc biệt đối với những ngành sử dụng nhiều lao động. (3) Một số ngành hàng đang xảy ra tình trạng cung linh kiện không đủ phục vụ cho sản xuất, trong khi ở một số ngành khác như dệt may, dự báo các tháng cuối năm nay tình trạng thiếu đơn hàng sẽ ngày một gia tăng do sức mua của các thị trường nước ngoài giảm mạnh, hàng tồn không bán được, các nhãn hàng trên thế giới không ký đơn hàng mới.

6. Vận động, huy động nguồn lực xã hội

6.1. Tính đến 20/12/2022, theo tổng hợp sơ bộ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương các tổ chức thành viên và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố; Quỹ vắc xin phòng COVID-19, tổng số kinh phí và hiện vật đã vận động được 25.587,6 tỷ đồng (tăng thêm 29,8 tỷ đồng so với báo cáo tháng 11/2022), trong đó qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 15.015,7 tỷ đồng, qua Quỹ vắc xin phòng COVID-19 là 10.571,9 tỷ đồng.

6.2. Thực hiện phân bổ, hỗ trợ và chi mua vắc xin phòng COVID-19 với kinh phí 22.208,3 tỷ đồng (chiếm 86,8% tổng nguồn lực tiếp nhận); trong đó Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đã chi 7.672,2 tỷ đồng[9].

7. Công tác dân vận

Các cơ quan thành viên của Tiểu ban duy trì tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục nắm bắt tình hình nhân dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; phổ biến, hướng dẫn các mô hình tập luyện thể dục, thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, góp phần phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số để nắm bắt tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở cơ sở.

8. Công tác tài chính, hậu cần

Tiếp tục đảm bảo tài chính, hậu cần phòng, chống dịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để bảo đảm công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong phòng, chống dịch. Tiếp tục hỗ trợ thuốc, vật tư, trang thiết bị cho một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và địa phương để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 và tăng cường công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể: Chính phủ đã có Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 29/03/2022 về việc chuyển nguồn kinh phí phòng chống dịch đã giao dự toán năm 2021 cho Bộ Y tế chưa sử dụng hết sang năm 2022 sử dụng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Với tổng kinh phí 4.643.821,75 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại Bộ Y tế đã giao dự toán bổ sung năm 2022 cho các đơn vị trực thuộc với tổng kinh phí là: 1.594.709,05 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19. Số kinh phí chưa phân bổ còn lại là: 3.049.112,70 triệu đồng. (Bộ Y tế đã có công văn số 7246/BYT-KHTC ngày 14/12/2022 đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh giảm dự toán năm 2022).

9. Công tác truyền thông

9.1. Chỉ đạo, định hướng báo chí, truyền thông thông tin kịp thời về các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và các cấp, các ngành, hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống bệnh dịch và việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh trong bối cảnh xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi; hiệu quả, lợi ích của tiêm vắc-xin, nhất là người có nguy cơ cao, bệnh lý nền, trẻ em để khuyến khích và hướng dẫn người dân tích cực tham gia tiêm vắc-xin; phối hợp với Bộ Y tế tuyên truyền thông điệp “2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) vắc xin thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân và các biện pháp khác” để phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

9.2. Từ ngày 23/10 - 22/11/2022, có tổng số 38.542 tin, bài về COVID-19 (chiếm khoảng 11,43% tin, bài trên báo chí điện tử); trong đó nhóm giải pháp ổn định và phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh an toàn, chiếm tỷ lệ 76,81%. Đến 22/11/2022, toàn quốc có tổng số trên 45,2 triệu điện thoại thông minh cài PC-COVID. Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến có trên 21,7 triệu mẫu nhập. Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý vào ra sử dụng mã QR có trên 3,7 triệu điểm đăng ký.

III. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, tồn tại

1.1. Các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục là một thách thức, một số dịch bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, cúm, cúm gia cầm...), kể cả có thể dự phòng bằng vắc xin như sởi, bạch hầu,.. chưa được kiểm soát hoàn toàn hoặc có nguy cơ quay trở lại; một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi có khả năng bùng phát và xâm nhập vào nước ta.

1.2. Tiêm vắc xin phòng COVID-19: (1) Tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trung bình toàn quốc hiện tại vẫn chưa cao; (2) Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên tại một số tỉnh, thành phố còn thấp.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan: Sự xuất hiện, tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch khó dự báo.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thời điểm hiện tại, sự vào cuộc và tham gia của chính quyền và các ban ngành các cấp ở một số địa phương đã giảm đáng kể, không còn quyết liệt như giai đoạn đầu dịch/chiến dịch tiêm vắc xin, hầu hết là giao cho ngành Y tế thực hiện.

- Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay cơ bản đã được kiểm soát và đang trở lại trạng thái bình thường mới, số người mắc COVID-19 thời gian qua nhiều, trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, dẫn đến tâm lý chủ quan, lơ là tiêm chủng.

- Mặc dù công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liên tục được đẩy mạnh và duy trì nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đối với công tác phòng, chống dịch nên chưa đồng thuận tiêm chủng.

- Mặc dù công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liên tục được đẩy mạnh và duy trì nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân vẫn chưa ủng hộ và đồng thuận tiêm chủng do lo ngại về tác dụng phụ, phản ứng sau tiêm, chất lượng và hiệu quả của vắc xin.

- Có khoảng 13 triệu người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm đối tượng cần tiêm bổ sung đã được tiêm mũi bổ sung, trong đó nhiều người không tiếp tục đi tiêm mũi nhắc lần 1 vì cho rằng chỉ cần tiêm 3 mũi là đủ.

IV. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH

Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Ngày 02/12/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

V. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19. Tiếp tục xây dựng Báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP và tổng kết 3 năm phòng, chống dịch COVID-19.

Tập trung tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương duy trì tổ chức họp giao ban 3 tuần/lần về công tác phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế.

Tăng cường phòng, chống dịch trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

2. Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 18/11/2022.

3. Xây dựng Kế hoạch sử dụng và phân bổ vắc xin phòng COVID-19 năm 2023 trên cơ sở các thông tin, khuyến cáo về tiêm vắc xin phòng COVID-19, kết quả khảo sát ý kiến về việc tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi và nhu cầu đề xuất vắc xin của các địa phương đã tổng hợp.

4. Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

5. Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới “Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh” với thông điệp “Thực hiện - 2K (khẩu trang, khử khuẩn) vắc-xin thuốc điều trị công nghệ ý thức người dân và các biện pháp khác”.

6. Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế theo dõi, cập nhật tình hình dịch, nhất là với các biến thể mới; kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp và huy động hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế.

7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội, an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Bộ Y tế kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia tiếp tục chỉ đạo các Tiểu ban, các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện nghiêm các giải pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo tiến độ, mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, cụ thể như sau:

1.1. Các Tiểu ban, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương xây dựng và triển khai các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2023; bố trí tổ chức ứng trực đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các lực lượng tham gia ứng trực.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 18/11/2022.

1.2. Tiểu ban Y tế: (1) Tiếp tục xây dựng Báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và tổng kết 3 năm công tác phòng, chống dịch COVID-19; (2) Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tiêm vắc xin tại các địa phương; bảo đảm cung ứng phân bổ đầy đủ, kịp thời vắc xin phòng COVID-19 theo nhu cầu của địa phương; (3) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các phương án phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch bệnh; (4) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

1.3. Tiểu ban An sinh xã hội tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra trục lợi chính sách; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các chính sách an sinh xã hội.

1.4. Tiểu ban An ninh trật tự xã hội, Bộ Công an và các địa phương tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19; các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự phòng, chống dịch bệnh, chủ động sẵn sàng ứng phó có hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến dịch bệnh.

1.5. Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương nhằm đẩy mạnh sản xuất. Huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và chuẩn bị các phương án đảm bảo sản xuất.

1.6. Tiểu ban vận động, huy động nguồn lực xã hội tiếp tục phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thực hiện phân bổ, hỗ trợ và chi mua vắc xin phòng COVID-19.

1.7. Tiểu ban Dân vận tiếp tục nắm bắt tình hình Nhân dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố.

1.8. Tiểu ban Tài chính, hậu cần, Bộ Tài chính tiếp tục đảm bảo tài chính, hậu cần phòng, chống dịch; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định tạo hành lang pháp lý an toàn, điều kiện thuận lợi cho công tác mua sắm, đấu thầu, giải ngân vốn đầu tư theo quy định và tiếp tục triển khai các giải pháp về tài chính, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

1.9. Tiểu ban Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin tuyên truyền các quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

1.10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường triển khai, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để hoàn thành mục tiêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tiếp tục rà soát, đánh giá, giải quyết kịp thời, dứt điểm đối với thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đã mua cho phòng, chống dịch COVID-19 còn tồn đọng, chưa sử dụng hết.

2. Bộ Y tế kính đề xuất Thủ tướng Chính phủ:

2.1. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương gửi báo cáo “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” về cơ quan đầu mối (Bộ Y tế, Bộ Tài chính) để tổng hợp.

2.2. Cho phép Bộ Y tế giãn thời gian họp trực tuyến với các địa phương từ hàng tuần chuyển thành 3 tuần/lần.

Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) kính báo cáo./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Đồng chí PTTg Chính phủ (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế: KCB, MT, QLD,
KHCNĐT, TTTĐKT, HTQT, KHCT, TTB, VPB;
- Lưu: VT, DP.

BỘ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

 

PHỤ LỤC 1

TIẾN ĐỘ TIÊM MŨI 3 CHO NGƯỜI TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI 63 TỈNH, THÀNH PHỐ
(theo thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp)

T lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trung bình trên toàn quốc là 80,0%

STT

Tỉnh/TP

Dân số 18 tuổi trở lên

Số tiêm mũi 3 (liều nhắc lại 1)

Tỷ lệ mũi 3

a

b

c=b/a

1

Nghệ An

1.960.853

1.962.077

100,0%

2

Sóc Trăng

642.066

644.694

100,0%

3

Bắc Giang

1.280.197

1.255.711

98,1%

4

Lào Cai

410.520

398.811

97,1%

5

Quảng Ninh

993.365

962.033

96,8%

6

Thanh Hoá

2.204.426

2.133.432

96,8%

7

Lâm Đồng

723.258

690.544

95,5%

8

Bến Tre

949.922

906.478

95,4%

9

Lai Châu

225.151

213.680

94,9%

10

Ninh Bình

665.715

625.685

94,0%

11

Yên Bái

510.271

477.796

93,6%

12

Phú Thọ

742.487

695.038

93,6%

13

Điện Biên

276.645

257.369

93,0%

14

Đắk Nông

324.067

301.049

92,9%

15

Lạng Sơn

506.403

464.888

91,8%

16

Hà Tĩnh

738.074

675.027

91,5%

17

Bạc Liêu

450.319

410.233

91,1%

18

Trà Vinh

698.227

635.208

91,0%

19

Kon Tum

307.146

279.106

90,9%

20

Đắc Lắc

877.364

771.540

87,9%

21

Bắc Cạn

217.280

190.705

87,8%

22

Thái Nguyên

786.658

686.623

87,3%

23

Bình Dương

1.951.444

1.686.977

86,4%

24

Khánh Hòa

928.554

802.079

86,4%

25

Hậu Giang

499.478

425.020

85,1%

26

Long An

1.411.085

1.200.084

85,0%

27

Hà Nội

5.449.464

4.623.984

84,9%

28

Thái Bình

932.716

788.609

84,5%

29

Nam Định

1.159.000

966.653

83,4%

30

Quảng Ngãi

723.358

599.485

82,9%

31

Sơn La

809.532

670.438

82,8%

32

Hải Dương

1.344.063

1.098.457

81,7%

33

Hà Giang

490.008

399.143

81,5%

34

Hà Nam

542.603

439.137

80,9%

35

Kiên Giang

1.090.924

879.556

80,6%

36

Vĩnh Phúc

789.896

635.621

80,5%

37

Tuyên Quang

488.140

392.412

80,4%

38

Hòa Bình

553.424

442.244

79,9%

39

Tiền Giang

1.324.516

1.057.040

79,8%

40

Bắc Ninh

1.060.231

840.516

79,3%

41

Đà Nẵng

839.569

655.394

78,1%

42

Ninh Thuận

373.632

290.367

77,7%

43

Cần Thơ

863.325

646.275

74,9%

44

Quảng Trị

440.944

325.686

73,9%

45

Cà Mau

813.771

599.138

73,6%

46

Bà Rịa - Vũng Tàu

956.596

701.173

73,3%

47

Vĩnh Long

769.026

552.376

71,8%

48

Gia Lai

950.154

675.024

71,0%

49

Hưng Yên

826.028

576.071

69,7%

50

Bình Thuận

762.532

521.419

68,4%

51

An Giang

1.164.696

796.143

68,4%

52

Bình Phước

693.789

470.745

67,9%

53

TP. Hồ Chí Minh

6.794.824

4.570.928

67,3%

54

Hải Phòng

1.436.416

959.953

66,8%

55

Tây Ninh

954.662

624.558

65,4%

56

Thừa Thiên Huế

779.911

502 762

64,5%

57

Cao Bằng

368.973

234.367

63,5%

58

Quảng Bình

519.443

329.334

63,4%

59

Quảng Nam

1.086.469

682.647

62,8%

60

Phú Yên

589.694

367.084

62,2%

61

Bình Định

1.027.334

627.645

61,1%

62

Đồng Tháp

1.172.379

703.502

60,0%

63

Đồng Nai

2.306.491

1.240.446

53,8%

 

PHỤ LỤC 2

TIẾN ĐỘ TIÊM MŨI 4 TẠI 63 TỈNH, THÀNH PHỐ
(theo thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp)

Tỷ lệ tiêm mũi 4 cho nhóm đối tượng nguy cơ cao từ 18 tuổi trở lên trung bình trên toàn quốc là 86,8%

STT

Tỉnh/TP

Đối tượng cần tiêm mũi 4

Số tiêm mũi 4 (liều nhắc lại 2)

Tỷ lệ mũi 4

a

b

c=b/a

1

Bắc Cạn

45.548

58.278

100,0%

2

Vĩnh Long

270.062

341.730

100,0%

3

Lạng Sơn

172.583

213.151

100,0%

4

Trà Vinh

210.660

257.336

100,0%

5

Cà Mau

203.622

240.560

100,0%

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

138.856

163.604

100,0%

7

Thanh Hoá

563.172

644.041

100,0%

8

Ninh Bình

200.000

217.701

100,0%

9

Hà Nam

100.690

109.023

100,0%

10

Lào Cai

210.220

225.755

100,0%

11

Nam Định

225.598

234 619

100,0%

12

Hải Dương

223.142

230.194

100,0%

13

Hòa Bình

146.384

150.063

100,0%

14

Long An

703.021

716.241

100,0%

15

Quảng Ngãi

191.587

194.791

100,0%

16

Bình Thuận

109 562

110.102

100,0%

17

Bắc Giang

754.472

756.678

100,0%

18

Yên Bái

156.043

156.482

100,0%

19

Tuyên Quang

170.600

220.507

100,0%

20

Điện Biên

61.788

61.775

100,0%

21

Hưng Yên

86.107

85.858

99,7%

22

Sơn La

310.052

308.479

99,5%

23

Hà Giang

112.509

111.811

99,4%

24

Gia Lai

141.161

139.608

98,9%

25

Quảng Ninh

579.782

571.151

98,5%

26

Kon Tum

61.232

60.236

98,4%

27

Hà Tĩnh

160.625

157.009

97,7%

28

Bến Tre

327.286

319.807

97,7%

29

Sóc Trăng

269.578

259.706

96,3%

30

Lai Châu

59.194

56.967

96,2%

31

Quảng Nam

265.403

255.200

96,2%

32

Đồng Tháp

325.400

312.770

96,1%

33

Nghệ An

370.042

355.349

96,0%

34

Hải Phòng

240.000

229.857

95,8%

35

Cao Bằng

83.074

79.554

95,8%

36

Lâm Đồng

258.947

246.578

95,2%

37

Phú Thọ

209.179

195.653

93,5%

38

Đắk Nông

65.068

59.703

91,8%

39

Kiên Giang

348.631

319.869

91,8%

40

Tiền Giang

481.191

439.548

91,3%

41

Thái Nguyên

255.068

232.397

91,1%

42

Thừa Thiên Huế

148.000

133.611

90,3%

43

Hà Nội

1.586.330

1.428.820

90,1%

44

Quảng Bình

93.317

83.897

89,9%

45

Khánh Hòa

202.769

181.695

89,6%

46

Bình Phước

191.571

170.936

89,2%

47

Vĩnh Phúc

234.184

207.760

88,7%

48

Hậu Giang

213.104

188.919

88,7%

49

An Giang

345.247

303.937

88,0%

50

Thái Bình

222.000

192.225

86,6%

51

Quảng Trị

90.439

77.943

86,2%

52

Bắc Ninh

412.019

354.595

86,1%

53

Cần Thơ

295.186

244.533

82,8%

54

Bạc Liêu

230.511

185.105

80,3%

55

Phú Yên

111.289

87.959

79,0%

56

Bình Định

235.586

180.265

76,5%

57

Đắc Lắc

326.022

243.156

74,6%

58

Ninh Thuận

109.167

76.975

70,5%

59

Đà Nẵng

288.450

191.794

66,5%

60

Đồng Nai

698.063

448.722

64,3%

61

Tây Ninh

325.680

200.498

61,6%

62

TP. Hồ Chí Minh

2.882.000

1.558.194

54,1%

63

Bình Dương

757.987

398.153

52,5%

 

PHỤ LỤC 3

TIẾN ĐỘ TIÊM MŨI 3 CHO TRẺ TỪ 12 ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI TẠI 63 TỈNH, THÀNH PHỐ
(theo thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp)

Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trung bình trên toàn quốc là 68,5%

STT

Địa phương

Dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi

Số tiêm mũi 3

Tỷ lệ mũi 3

a

b

c=b/a

1

Sóc Trăng

88.266

91.326

100,0%

2

Bắc Giang

150,049

149.020

99,3%

3

Bến Tre

80.446

76.329

94,9%

4

Lâm Đồng

115.044

108.283

94,1%

5

Quảng Ninh

114.266

106.481

93,2%

6

Lai Châu

44.039

40.680

92,4%

7

Kon Tum

53.407

49.085

91,9%

8

Điện Biên

54.958

50.324

91,6%

9

Cà Mau

112.247

101.620

90,5%

10

Thanh Hoá

285.497

254.135

89,0%

11

Đắk Nông

68.824

61.159

88,9%

12

Bắc Ninh

113.762

99.822

87,7%

13

Nghệ An

254.429

223.047

87,7%

14

Hậu Giang

66.034

57.671

87,3%

15

Đắc Lắc

145.139

126.058

86,9%

16

Thái Nguyên

114.272

98.592

86,3%

17

Tiền Giang

146.516

123.905

84,6%

18

Phú Thọ

117.378

97.607

83,2%

19

Lào Cai

79.914

66.283

82,9%

20

Yên Bái

79.169

64.954

82,0%

21

Bạc Liêu

82.941

66.453

80,1%

22

Hà Tĩnh

93.894

75.097

80,0%

23

Ninh Bình

81.762

65.369

80,0%

24

Vĩnh Phúc

113.795

89.488

78,6%

25

Lạng Sơn

71.764

55.532

77,4%

26

Trà Vinh

96.275

73.963

76,8%

27

Tuyên Quang

77.337

57.941

74,9%

28

Vĩnh Long

91.692

68.549

74,8%

29

Hải Dương

157.641

117.356

74,4%

30

Sơn La

149.979

110.516

73,7%

31

Hà Giang

89.928

66.065

73,5%

32

Nam Định

159.266

116.745

73,3%

33

Cần Thơ

105.633

76.981

72,9%

34

Bắc Cạn

27.268

19.791

72,6%

35

Long An

167.662

120.453

71,8%

36

Bình Phước

106.452

75.797

71,2%

37

Tây Ninh

103.358

72.141

69,8%

38

An Giang

198.826

136.988

68,9%

39

Kiên Giang

149.245

101.792

68,2%

40

Hòa Bình

77.852

53.027

68,1%

41

Hải Phòng

167.478

112.443

67,1%

42

Thái Bình

150.000

100.205

66,8%

43

Hà Nam

72.258

48.175

66,7%

44

Ninh Thuận

52.588

34.297

65,2%

45

Bình Định

131.815

85.283

64,7%

46

Quảng Nam

133.495

86.335

64,7%

47

Gia Lai

166.462

105.512

63,4%

48

Bình Dương

164.352

104.088

63,3%

49

Khánh Hòa

114.838

70.500

61,4%

50

Thừa Thiên Huế

103.142

62.435

60,5%

51

Hà Nội

676.050

406.851

60,2%

52

Hưng Yên

112.803

64.726

57,4%

53

Bà Rịa - Vũng Tàu

112.724

62.594

55,5%

54

Cao Bằng

46.117

25.570

55,4%

55

Quảng Bình

76.458

41.013

53,6%

56

Đồng Tháp

159.614

82.965

52,0%

57

Quảng Trị

62.253

31.129

50,0%

58

Quảng Ngãi

112.715

54.769

48,6%

59

Phú Yên

85.684

41.473

48,4%

60

Bình Thuận

128.964

56.847

44,1%

61

Đà Nẵng

98.466

42.998

43,7%

62

Đồng Nai

285.460

122.611

43,0%

63

TP. Hồ Chí Minh

736.320

267.880

36,4%

 

PHỤ LỤC 4

TIẾN ĐỘ TIÊM LIỀU CƠ BẢN CHO TRẺ TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI TẠI 63 TỈNH, THÀNH PHỐ
(theo thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp)

Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trung bình trên toàn quốc lần lượt là 92,3% và 72,0%,

STT

Địa phương

Số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Số tiêm mũi 1

Số tiêm mũi 2

Tổng số tiêm

Tỷ lệ mũi 1

Tỷ lệ mũi 2

a

b

c

d

e=b/a

f=c/a

1

Cà Mau

126.774

134.044

129.321

263.365

100,0%

100,0%

2

Bắc Giang

251.156

254.162

253.816

507.978

100,0%

100,0%

3

Sóc Trăng

139.756

151.279

141.105

292.384

100,0%

100,0%

4

Cần Thơ

109.669

120.708

107.103

227.811

100,0%

97,7%

5

Lâm Đồng

165.212

170.150

156.301

326.451

100,0%

94,6%

6

Bắc Ninh

170.945

172.772

160.615

333.387

100,0%

94,0%

7

Tiền Giang

161.919

165.381

151.952

317.333

100,0%

93,8%

8

Ninh Thuận

59.793

66.769

55.282

122.051

100,0%

92,5%

9

Hậu Giang

87.131

91.140

79.893

171.033

100,0%

91,7%

10

Bạc Liêu

90.511

93.554

81.775

175.329

100,0%

90,3%

11

Sơn La

184.633

187.507

166.007

353.514

100,0%

89,9%

12

Vĩnh Long

106.867

108.369

95.738

204.107

100,0%

89,6%

13

Điện Biên

102.667

103.225

91.888

195.113

100,0%

89,5%

14

Long An

164.322

167.305

146.949

314.254

100,0%

89,4%

15

Kon Tum

86.127

88.614

76.812

165.426

100,0%

89,2%

16

Thanh Hoá

469.354

462.450

417.907

880.357

98,5%

89,0%

17

Lai Châu

78.640

76.873

69.923

146.796

97,8%

88,9%

18

Bến Tre

128.154

126.025

112.788

238.813

98,3%

88,0%

19

Lào Cai

114.364

115.477

100.343

215.820

100,0%

87,7%

20

Ninh Bình

123.949

125.775

108.408

234.183

100,0%

87,5%

21

Hoà Bình

112.214

113.346

98.061

211.407

100,0%

87,4%

22

Lạng Sơn

102.134

101.596

88.772

190.368

99,5%

86,9%

23

Tuyên Quang

107.766

114.881

93.603

208.484

100,0%

86,9%

24

Quảng Ninh

178.722

180.899

154.824

335.723

100,0%

86,6%

25

Hà Giang

135.897

134.487

115.262

249.749

99,0%

84,8%

26

Đồng Tháp

178.550

164.463

151.425

315.888

92,1%

84,8%

27

Kiên Giang

206.191

206.261

170.838

377.099

100,0%

82,9%

28

Hà Nam

99.307

97.568

81.016

178.584

98,2%

81,6%

29

Thái Nguyên

160.179

155.040

130.338

285.378

96,8%

81,4%

30

Yên Bái

119.784

118.575

95.758

214.333

99,0%

79,9%

31

Nam Định

226.097

208.889

175.228

384.117

92,4%

77,5%

32

Cao Bằng

67.191

65.943

52.001

117.944

98,1%

77,4%

33

An Giang

222.440

205.957

171.729

377.686

92,6%

772%

34

Hà Tĩnh

131.054

132.683

98.400

231.083

100,0%

75,1%

35

Bắc Cạn

39.542

36.903

29.507

66.410

93,3%

74,6%

36

Trà Vinh

120.411

106.264

89.408

195.672

88,3%

74,3%

37

Nghệ An

370.795

361.611

272.712

634.323

97,5%

73,5%

38

Hải Phòng

227.156

278.148

163.798

441.946

100,0%

72,1%

39

Vĩnh Phúc

157.694

147.829

111.316

259.145

93,7%

70,6%

40

Đắk Nông

94.245

92.100

66.444

158.544

97,7%

70,5%

41

Phú Thọ

182.386

164.284

127.664

291.948

90,1%

70,0%

42

Hải Dương

237.810

210.206

165.199

375.405

88,4%

69,5%

43

Bình Phước

128.263

121.556

88.894

210.450

94,8%

69,3%

44

Hưng Yên

135.162

133.648

91.960

225.608

98,9%

68,0%

45

Thái Bình

200.000

178.543

133.683

312.226

89,3%

66,8%

46

Bình Định

161.429

147.914

107.242

255.156

91,6%

66,4%

47

Khánh Hòa

127.462

121.082

81.479

202.561

95,0%

63,9%

48

Tây Ninh

113.724

107.482

71.080

178.562

94,5%

62,5%

49

Gia Lai

212.499

200.994

132.801

333.795

94,6%

62,5%

50

Bình Dương

256.697

228.311

160.098

388.409

88,9%

62,4%

51

Đắc Lắc

220.249

206.128

135.802

341.930

93,6%

61,7%

52

Phú Yên

99.811

85.507

60.962

146.469

85,7%

61,1%

53

Thừa Thiên Huế

131.214

108.896

78.679

187.575

83 0%

60,0%

54

Quảng Ngãi

131.000

111.153

77.608

188.761

84,8%

59,2%

55

Bình Thuận

126.860

110.088

73.886

183.974

86,8%

58,2%

56

Quảng Trị

79.762

62.850

43.727

106.577

78,8%

54,8%

57

Hà Nội

868.092

669.068

475.246

1.144.314

77,1%

54,7%

58

Đồng Nai

320.690

273.006

174.557

447.563

85,1%

54,4%

59

Bà Rịa - Vũng Tàu

110.762

100.698

58.961

159.659

90,9%

53,2%

60

Quảng Bình

106 889

90.725

55.966

146.691

84,9%

52,4%

61

Quảng Nam

161.254

142.261

73.415

215.676

88,2%

45,5%

62

TP. Hồ Chí Minh

830.160

533.008

326.626

859.634

64,2%

39,3%

63

Đà Nẵng

128.325

87.608

46.132

133.740

68,3%

35,9%

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CẬP NHẬT DỮ LIỆU TIÊM CHỦNG COVID-19 CỦA 63 TỈNH, THÀNH PHỐ
(Tính đến ngày 13/12/2022)

STT

Địa phương

Số mũi tiêm đã nhập vào hệ thống

Số mũi thực tiêm
(Theo báo cáo nhanh hàng ngày của các địa phương)

Tỉ lệ mũi tiêm đã nhập vào hệ thống (%)

a

b

c=a/b

1

Hà Nội

21.319.027

19.981.492

106,7

2

Quảng Trị

1.602.571

1.592.085

100,7

3

Lạng Sơn

1.089.539

2.091.268

99,9

4

Lâm Đồng

4.148.785

4.153.644

99,9

5

Ninh Thuận

1.548.871

1.551.154

99,9

6

Lào Cai

2.273.078

2.286.738

99,4

7

Sóc Trăng

3.661.606

3.687.828

99,3

8

TP. Hồ Chí Minh

23.367.683

23.556.683

99,2

9

Cao Bằng

1.304.841

1.317.723

99,0

10

Kon Tum

1.407.403

1.424.963

98,8

11

Gia Lai

3.785.676

3.833.299

98,8

12

Đồng Nai

8.137.272

8.247.199

98,7

13

Bến Tre

3.853.890

3.909.888

98,6

14

Bắc Ninh

4.404.298

4.472.210

98,5

15

Sơn La

3.148.839

3.209.488

98,1

16

Lai Châu

1.163.395

1.186.413

98,1

17

Đà Nẵng

2.990.079

3.059.845

97,7

18

Kiên Giang

4.407.084

4.513.167

97,7

19

Đắk Nông

1.703.236

1.744.450

97,6

20

Quảng Ninh

4.153.681

4.273.604

97,2

21

Bắc Giang

5.543.525

5.708.792

97,1

22

Bình Định

3.821.798

3.943.458

96,9

23

Yên Bái

2.308.720

2.385.905

96,8

24

Thái Bình

4.320.236

4.466.572

96,7

25

Bắc Kạn

799.780

827.401

96,7

26

Bình Dương

7.349.554

7.617.523

96,5

27

An Giang

5.113.988

5.301.832

96,5

28

Tiền Giang

4.918.647

5.119.530

96,1

29

Hưng Yên

3.020.348

3.146.202

96,0

30

Hậu Giang

2.108.257

2.197.781

95,9

31

Bà Rịa - Vũng Tàu

3.102.614

3.235.154

95,9

32

Nam Định

4.189.681

4.381.814

95,6

33

Hà Nam

2.268.650

2.374.467

95,5

34

Long An

5.400.294

5.683.066

95,0

35

Hà Giang

2.091.572

2.201.685

95,0

36

Điện Biên

1.484.374

1.568.096

94,7

37

Đồng Tháp

4.269.564

4.523.507

94,4

38

Hải Dương

4.621.356

4.900.096

94,3

39

Thừa Thiên Huế

2.776.923

2.945.748

94,3

40

Thái Nguyên

3.355.013

3.560.577

94,2

41

Hòa Bình

2.214.492

2.351.841

94,2

42

Quảng Ngãi

2.888.125

3.075.410

93,9

43

Hà Tĩnh

2.872.772

3.087.488

93,1

44

Vĩnh Phúc

3.019.992

3.258.107

92,7

45

Cần Thơ

3.306.784

3.573.922

92,5

46

Bạc Liêu

2.155.768

2.333.426

92,4

47

Khánh Hòa

3.239.190

3.512.073

92,2

48

Phú Yên

1.962.133

2.129.882

92,1

49

Bình Phước

2.641.589

2.876.140

91,8

50

Trà Vinh

2.554.181

2.781.517

91,8

51

Vĩnh Long

2.927.619

3.207.693

91,3

52

Phú Thọ

3.480.738

3.860.647

90,2

53

Tây Ninh

2.857.988

3.196.893

89,4

54

Quảng Nam

3.643.976

4.092.117

89,1

55

Tuyên Quang

1.877.143

2.114.220

88,8

56

Ninh Bình

2.544.759

2.873.257

88,6

57

Quảng Bình

1.778.583

2.018.204

88,1

58

Hải Phòng

5.289.710

6.037.762

87,6

59

Bình Thuận

2.742.008

3.133.686

87,5

60

Thanh Hóa

8.345.543

9.574.810

87,2

61

Đắk Lắk

4.040.552

4 721.472

85,6

62

Nghệ An

7.041.523

8.332.671

84,5

63

Cà Mau

2.938.515

3.511.416

83,7

 

PHỤ LỤC 6

DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ TỶ LỆ TIÊM VẮC XIN THẤP NHƯNG VẪN ĐỀ XUẤT KHÔNG NHẬN HOẶC ĐIỀU CHUYỂN VẮC XIN TIÊM CHO NGƯỜI TỪ 12 TUỔI TRỞ LÊN
(Báo cáo của Viện VSDT Trung ương tại Công văn số 2654/VSDTTU-TCQG ngày 22/11/2022)

TT

Tỉnh

Tỷ lệ mũi 3 / dân số từ 18 tuổi trở lên

Tỷ lệ tiêm mũi 4/ đối tượng cần tiêm mũi 4

Tỷ lệ mũi 3 /dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi

1

Hòa Bình

79,4%

100,0%

67,2%

2

Quảng Trị

73,7%

83,5%

49,8%

3

Tp. Đà Nẵng

78,0%

64,6%

39,2%

4

Quảng Nam

62,7%

93,3%

63,1%

5

Phú Yên

62,2%

78,6%

47,9%

6

Ninh Thuận

77,7%

69,8%

63,6%

7

TP. HCM

67,2%

53,8%

36,3%

8

Đồng Nai

53,8%

64,2%

42,7%

9

Tây Ninh

65,4%

61,6%

69,7%

10

Cần Thơ

74,7%

82,7%

72,6%

11

An Giang

68,2%

87,3%

68,6%

12

Vĩnh Long

71,8%

100,0%

73,7%

13

Đồng Tháp

60,0%

96,1%

52,0%

 



[1] https://www.who.int/publications/m/item/weekly-epidemiological-update-on-covid-19---14-december-2022

https://www.france24.com/en/live-news/20221214-who-eyes-end-to-covid-emergency-in-2023

[2] Ngày 18/11/2022, Bộ Y tế và Bộ giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT về phối hợp tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục.

- Ngày 23/11/2022, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó bao gồm nội dung phối hợp tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

[3] Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng khẩu trang nơi công cộng. Thông tư số 05/2022/TT-BYT ngày 01/8/2022 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Thông tư số 06/2022/TT-BYT ngày 01/8/2022 quy định danh mục và cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cấp bách.

[4] Thông tư 14/2022/TT-BYT ngày 06/12/2022 trong đó bãi bỏ khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 14/2020/TT-BYT để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế.

[5] Vắc xin AstraZeneca: 65.481.516 liều, Pfizer: 100.259.280 liều, Moderna: 14.076.880 liều, Sinopharm: 52.261.200 liều, Abdala: 5.150.000 liều, Sputnik/Sputnik Light: 1.608.998 liều.

[6] Vắc xin Moderna: 9.787.200 liều; Vắc xin Pfizer: 10.749.700 liều.

[7] Tờ trình số 479/TTr-CP ngày 13/12/2022. Hồ sơ đã được Ủy ban xã hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đang trong quá trình hoàn thiện lại hồ sơ để trình Quốc hội họp trong kỳ họp chuyên đề vào tháng 01/2023.

[8] Công văn số 7080/VPCP-KGVX ngày 20/10/2022 của Văn phòng Chính phủ.

[9] Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đến hết ngày 15/12/2022: Tổng số huy động 10.571,9 tỷ đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 84,8 tỷ đồng). Chi từ Quỹ 7.672,2 tỷ đồng. Trong đó: chi mua và sử dụng vắc xin 7.667,6 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin 4,6 tỷ đồng. Số dư Quỹ: 2.885,03 tỷ đồng.