Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1781/TM-CSTTTN
V/v báo cáo chợ biên giới Việt - Lào

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2004

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO

1. Đánh giá tình hình hoạt động chợ biên giới Việt - Lào

Cho đến này, toàn tuyến biên giới Việt - Lào đã có 10 chợ biên giới đang hoạt động, trong đó tỉnh Sơn La 2 chợ, tỉnh Thanh Hoá 3 chợ, Hà Tĩnh 2 chợ, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, mỗi tỉnh một chợ, Quảng Bình đã hoàn thành việc xây dựng chợ Cha Lo nhưng phía Bạn chưa thông đường nên khai trường, Nghệ An đang lập đề án xây dựng chợ biên giới Thanh Thuỷ thuộc huyện Thanh Chương.

Trừ 3 chợ có quy mô tương đối lớn như: Chợ Chiềng Khương (Sơn La), Chợ Na Mèo (Thanh Hoá), Chợ Lao Bảo (Khu Thương mại Lao Bảo), nói chung các chợ còn lại đều chó quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, thông thường là họp theo phiên, mỗi phiên có từ 20 đến 60 người họp chợ.

Chợ biên giới Việt - Lào có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân cả hai bên biên giới, là mạng lưới chủ yếu cung ứng hàng hoá tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân và cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất của địa phương. Thông qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân hai bên biên giới đã làm thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đời sống kinh tế và trình độ dân trí cũng được cải thiện từng bước.

Mạng lưới chợ biên giới Việt - Lào phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá giữa hai nước, Tuy nhiên, do cơ chế chính sách và năng lực quản lý của cơ sở nên một số chợ có quy mô tương đối lớn như chợ Nậm Cắn (Nghệ An), chợ Cầu Treo (Hà Tĩnh) đã phải ngừng hoạt động nhiều năm nay chưa khôi phục được. Trong đó, chợ Cầu Treo đang xây dựng cơ sở vật chất. Khi hoàn thành sẽ đưa vào sử dụng. Hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng đã thống nhất di chuyển chợ Nậm Cắn sang phía Lào, hai địa phương đang xúc tiến để sớm đưa chợ vào hoạt động.

Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới đã dành nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa nhân dân hai bên biên giới như miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam cho người điều khiển phương tiện, phương tiện vận tải của nước có chung biên giới khi vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá, các quy định về thương nhân, về cửa khẩu... cũng có các ưu đãi tương tự đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới nói chung, chợ biên giới Việt - Lào nói riêng.

Trong khi chờ văn bản của các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định 252/2003/QĐ-TTg, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại các chợ biên giới Việt - Lào còn có một số khó khăn sau đây:

- Cơ chế quản lý người qua lại biên giới thiếu tính thống nhất, ở mỗi địa phương đưa ra một mức thu lệ phí khác nhau đã làm hạn chế hoạt động của cư dân biên giới qua lại thăm thân.

Riêng Thanh Hoá không thu lệ phí đối với cư dân của Lào khi sang chợ Na Mèo để buôn bán nên đã duy trì chợ biên giới Na Mèo khá sầm uất và Thanh Hoá cũng là tỉnh có nhiều chợ biên giới (3 chợ) trong toàn tuyến biên giới Việt - Lào.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá tại chợ biên giới của cư dân hai nước nói chung không phụ thuộc vào thời gian nhưng giờ làm việc của các cơ quan chức năng quản lý tại cửa khẩu bị bó hẹp trong phạm vi giờ hành chính, ít nhiều gây khó khăn cho việc thông quan hàng hoá - đặc biệt là những loại hàng tươi sống.

2. Những chính sách và biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả của chợ biên giới Việt - Lào

2.1. Tăng cường tiếp xúc giữa đại diện của hai Tổ công tác phối hợp Việt - Lào về quản lý chợ biên giới nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vấn đề phát sinh trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá tại các chợ biên giới.

Trong thời gian trước mắt, tập trung triển khai tốt các quy định tại Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg, trong đó chú trọng vấn đề thủ tục hành chính đối với người và phương tiện vận tải vào chợ biên giới để vận chuyển hàng hoá, vấn đề tạm trú cho thương nhân nước ngoài buôn bán tại chợ biên giới của Việt Nam, vấn đề định mức miễn thực (500.000 VND/người/ngày)...

2.2. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu các đoạn biên giới khá dài nhưng chưa có chợ như khu vực tây Bắc Nghệ An, đoạn Điện Biên giáp Louangpharabang, v.v... xác định các căn cứ phục vụ cho việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt - Lào.

2.3. Nghiên cứu cải tiến hội nghị thường niên về quản lý chợ biên giới theo hướng chuyển từ hội nghị thường niên thành hội nghị thường kỳ, có thể là hai năm một lần.

3. Kiến nghị:

Để phục vụ cho việc phạm tội giao lưu hàng hoá giữa hai nước, kiến nghị Chính phủ xem xét việc phối hợp với phía Lào xây dựng cầu bắc qua sông Mã, tại cửa khẩu Pa háng - Mộc Châu, vì đây là chiếc cầu nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Lào với quảng đường ngắn nhất.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Phan Thế Ruệ