BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/BC-BYT | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2009 |
CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DỊP TẾT KỶ SỬU 2009
Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 173/VPCP-TH ngày 8-1-2009, Bộ Y tế xin báo cáo tình hình công tác y tế trong các ngày Tết Kỷ Sửu 2009 (từ 24-29/1/2009), như sau:
I. VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG DỊP TẾT:
Các cơ sở y tế đã thực hiện nghiêm túc chủ trương tổ chức đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và triệt để tiết kiệm. Nghiêm cấm việc lợi dụng Lễ, Tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí; sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước để thưởng, biếu, cho các tổ chức, cá nhân không đúng với quy định của Nhà nước. Không được sử dụng xe ô tô công phục vụ việc riêng trong dịp Tết.
II. VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TRONG DỊP TẾT:
a. Tình hình bệnh Cúm týp A (H5N1) ở người:
Từ 26-29/01/2009 không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1).Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, ghi nhận 01 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút là bệnh nhân Nguyễn Khắc Vũ, 32 tuổi, trú tại ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, làm nghề đúc gạch. Bệnh nhân mắc bệnh ngày 24/01/2009 với triệu chứng sốt, ho, đau ngực, nhập bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long ngày 26/01/2009 với X quang mờ đáy phổi, bạch cầu 6500. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực, không có yếu tố dịch tễ liên quan, tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh, nhưng Viện Pasteur TP. HCM đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi rút cúm A, hiện chưa có kết quả.
Trường hợp cúm A(H5N1) cuối cùng ghi nhận ngày 27/12/2008 tại Thanh Hóa đưa tổng số trường hợp mắc năm 2009 là 01 trường hợp, tử vong 0. Cộng dồn từ tháng 12/2003 đến nay là 107 trường hợp mắc, 53 trường hợp.
Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo các Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, chỉ đạo các địa phương chủ động giám sát tình hình dịch cúm A trên người. Thành lập đội thường trực chống dịch 24/24 tại Cục Y tế dự phòng và Môi trường sẵn sàng chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp chống dịch khi dịch xảy ra và đã trực tiếp kiểm tra công tác thường trực chống dịch tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
b. Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm: Từ 26-29/01/2009 không ghi nhận trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm. Từ đầu năm 2009, không ghi nhận trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm.
c. Các dịch bệnh khác: Trong thời gian từ 26-29/01/2009 không ghi nhận vụ dịch trên phạm vi toàn quốc.
a. Công tác cấp cứu trong dịp Tết:
Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế bố trí các kíp trực 24/24 giờ hàng ngày, bảo đảm có đủ khả năng xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, tai nạn giao thông, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ bất cứ trường hợp cấp cứu nào; nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh trong dịp tết Nguyên Đán; Tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo mọi người bệnh còn nằm lại điều trị tại các bệnh viện hoặc người bệnh vào cấp cứu trong những ngày Tết cả về vật chất và tinh thần.
Theo báo cáo nhanh của 21 bệnh viện trực thuộc trung ương, Hà Nội và 42 Sở Y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tổng số bệnh nhân đến khám trong 3 ngày tết Nguyên Đán là 79.559 trường hợp, trong đó 27.824 trường hợp đến khám cấp cứu do tai nạn (chiếm 34,97%), trong số bệnh nhân cấp cứu có 54,9% cấp cứu do tai nạn giao thông (15262/27824), tai nạn do sinh hoạt chiếm 13,1% (3645/27824). Tổng số bệnh nhân phải nhập viện là 25.083 (chiếm 31,52%). Trong đó, tổng số ca phải phẫu thuật là 4237 (chiếm 16,89%); tổng số ca tử vong tại bệnh viện là 302 (chiếm 1,2%); trong đó tử vong do tai nạn giao thông là cao nhất 124 ca chiếm 41% số ca tử vong; tử vong do tai nạn sinh hoạt chiếm 9,6%; do ngộ độc thức ăn chiếm 3%.
So sánh số liệu tổng hợp tương đương từ 17 Bệnh viện và 38 Sở Y tế có báo cáo của 2 năm Mậu Tý và Kỷ Sửu có kết quả tại bảng dưới đây:
TT | Các chỉ số | Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 | Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 | Tỷ lệ so sánh (%) |
1 | Tổng số bệnh nhân còn lại đến ngày 25/1/2009 (tức ngày 30 Tết âm lịch) | 37467 | 39105 | 104.4 |
2 | Tổng số đến khám bệnh trong 3 ngày Tết | 85340 | 72542 | 85.0 |
3 | Tổng số khám cấp cứu tai nạn | 30738 | 25489 | 82.9 |
| Trong đó: - Tổng số Tai nạn Giao thông | 15208 | 13838 | 91.0 |
| Trong đó: + CTSN do tai nạn giao thụng (không MBH) | 955 | 1012 | 7.3 |
| + CTSN do tai nạn giao thông (có MBH) | 1307 | 1357 | 9.8 |
| - Tai nạn do sinh hoạt | 3853 | 3456 | 89.7 |
| - Tai nạn do pháo nổ, chất nổ | 90 | 81 | 90.0 |
| - Ngộ độc thức ăn | 758 | 548 | 72.3 |
| - Tai nạn do đánh nhau | 2374 | 2147 | 90.4 |
4 | - Nguyờn nhân khác | 3977 | 3115 | 78.3 |
5 | Tổng số bệnh nhõn nhập viện | 26599 | 22784 | 85.7 |
6 | Tổng số phẫu thuật | 4478 | 4023 | 89.8 |
7 | - Phẫu thuật Chấn thương sọ não | 1564 | 513 | 32.8 |
| Tổng số ca đẻ (bao gồm cả mổ đẻ) | 4664 | 4227 | 90.6 |
| Tổng số tử vong tại bệnh viện | 422 | 281 | 66.6 |
| - TV do tai nạn giao thông | 135 | 111 | 82.2 |
| - TV do tai nạn sinh hoạt | 17 | 27 | 158.8 |
| - TV do ngộ độc thức ăn | 5 | 9 | 180.0 |
| - TV do nguyên nhân khác | 34 | 37 | 108.8 |
Theo bảng số liệu so sánh trên có thể nhận định, số bệnh nhân nằm lại bệnh viện trong dịp Tết Nguyên đán năm Kỷ Sửu tăng 4,4% so với năm trước, tuy nhiên số bệnh nhân đến khám thì giảm 15% so với năm trước, số khám do cấp cứu giảm 17,1%, cấp cứu do tai nạn giao thông giảm 9% so với năm trước. Đáng chú ý, số bệnh nhân tử vong tại bệnh viện giảm 33,4% so với năm trước, số bệnh nhân tử vong do tai nạn giao thông giảm 17,8% so với năm trước, nhưng số bệnh nhân tử vong do tai nạn sinh hoạt tăng 10 trường hợp (chiếm 58,8%) so với năm trước; bệnh nhân tử vong do ngộ độc thức ăn tăng 4 trường hợp (chiếm 80%) so với năm trước.
b. Công tác khác:
Ngay sau khi nhận được tin báo về vụ chìm đò tại địa phận xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày 25 tháng 1 năm 2009 (tức ngày 30 Tết), Lónh đạo Bộ Y tế đó khẩn trương chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình lập tức đến hiện trường tổ chức cấp cứu nạn nhân và người nhà nạn nhân. Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cũng đó trực tiếp chỉ đạo Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Bình tăng cường các lực lượng y tế thường trực trên địa bàn tỉnh tích cực cứu chữa, chăm sóc chu đáo những người bị thương, hỗ trợ cho người nhà nạn nhân trong công tác mai táng, vệ sinh môi trường. Đa số công tác cấp cứu đều được tiến hành ngay tại hiện trường bến đũ nơi xảy ra vụ tai nạn, không có nạn nhân bị thương nặng. Tính đến ngày 29/1/2009, 2 nạn nhân mất tích đó được tìm thấy, tổng số người thiệt mạng của vụ đắm đò là 42 người, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Bình đó khoẻ và ra viện về gia đình chăm sóc.
3. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm:
Ngành Y tế đã tích cực cùng các ngành hữu quan tăng cường kiểm tra tình hình tiêu thụ thịt gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết. Đặc biệt, cả nước không có vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt nhiều người mắc trong các ngày Tết. Tổng hợp tình hình ngộ độc thực phẩm trong 6 ngày nghỉ từ 24 – 29/2009, tính đến 11 giờ ngày 29/1/2009 cả nước có 01 địa phương là Thừa Thiên Huế có báo cáo về ngộ độc thực phẩm. Cụ thể như sau: vào 18h00 ngày 28/1/2009, tại Xã Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế xảy ra vụ ngộ độc tại bếp ăn gia đình làm tổng số 03 người mắc, trong đó 02 người chết. Thức ăn nghi ngờ do rượu ngâm. Cơ quan y tế địa phương đã điều tra ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm xét nghiệm và sẽ báo cáo kết quả về Bộ Y tế.
III. Tình hình trật tự trị an các cơ sở y tế: Tuy Tết năm nay nghỉ dài ngày nhưng các cơ sở y tế đều có kế hoạch phối hợp với các lực lượng bảo vệ của địa phương nên đều an toàn, không có vụ mất trộm cắp hoặc cháy nổ xảy ra trong các cơ sở của ngành y tế.
Trên đây là báo cáo nhanh theo thông tin thu thập được của 21 bệnh viện trực thuộc trung ương, Hà Nội và 42 Sở y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tính đến 13h00 ngày 29/01/2009. Bộ Y tế sẽ tiếp tục báo cáo sau khi nhận được thông tin đầy đủ của các tỉnh, thành phố khác cả nước trong báo cáo công tác y tế tháng 2-2009./.
| KT.BỘ TRƯỞNG |