Bên thuê lại có được gắn thương hiệu kinh doanh của bên cho thuê không?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Thưa luật sư! Công ty em đang kinh doanh khách sạn. Tại Khách sạn này có một khu trung tâm bên em cho công ty B thuê lại. Công ty này có gắn tên thương hiệu trên nhãn hàng hóa bán ra.Và khi thị trường kiểm tra họ không cho được gắn nhãn mác trên tên hàng hóa. Luật sư cho em hỏi: 1; Bên cty kia làm như vậy là đúng hay sai. 2; Nếu sai thì bây giờ công ty em chuyển thương hiệu qua cho cty kia được không. Nếu được thủ tục như thế nào. Mong luật sư trả lời giúp. Em chân thành cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
I. Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009
II. Nội dung trả lời:
Thương hiệu là những dấu hiệu được các nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự liên quan giữa hàng hóa hay dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó với tư cách là chủ sở hữu hoặc người đăng kí thương hiệu. Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ để được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng sở hữu trí tuệ như: Nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền.
Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông trong trường hợp này được hiểu là tên thương mại của khách sạn công ty bạn. Theo đó, sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. Như vậy, chỉ các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo của chính công ty bạn thì mới được sử dụng tên thương hiệu. Công ty B chỉ thuê địa điểm nhưng lại sử dụng tên thương mại của khách sạn công ty bạn cho sản phẩm của mình,gây nhầm lẫn cho khách hàng khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ như vậy là trái với quy định của pháp luật.
2. Về vấn đề chuyển nhượng
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Theo đó, tên khách sạn, muốn chuyển nhượng thì cần chuyển nhượng cả cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh gắn liền với tên thương mại đó.
Đối với Nhượng quyền thương hiệu, đây là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận.
Do đó, trong trường hợp của bạn, không thể tiến hành thủ tục nhượng quyền thương hiệu để bên công ty B gắn tên thương mại lên mác sản phẩm được.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691