Hệ thống pháp luật

Bị cụt một chân có được lái xe hạng A1?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30569

Câu hỏi:

Tôi bị cụt một chân trái qua đâu gối đi khám sức khỏe Trung tâm y tế để xin giấy phép lái xe ô tô hạng A1. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế vẫn không cấp giấy khám sức khỏe cho tôi. Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT chỉ quy định: Người bị 1 trong các bệnh/tật sau đây không được điều khiển loại xe tương ứng: – Người lái xe hạng A1: + Bị 1 trong các dị tật như rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản đỏ, vàng, xanh.+ Thị lực nhìn xa 2 mắt < 4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). + Còn 1 mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). + Rối loạn tâm thần cấp. + Rối loạn tâm thần mạn tính không điều chỉnh được hành vi. + Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc bàn chân và 1 trong các chân tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). Vậy có thể hiểu người như em chỉ cụt một chi, các chi của em con lại toàn vẹn thì tôi vẫn được cấp giấy khám sức khỏe chứ? Luật sư trả lời:Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị đổi cấp lại giấy phép lái xe? Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp đổi bằng lái xe? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe: “1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01. 2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3” Theo đó, đối với người bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)  thì không đủ điều kiện để lái hạng xe A1. Mặt khác, khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về việc khám sức khỏe đối với người lái xe: “1. Thủ tục khám và cấp Giấy khám sức khỏe của người lái xe được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BYT)…”. Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BYT, Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bao gồm: “1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK. 2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác; b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB; b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần; c) Khám để cấp giấy chứng thương; d) Khám bệnh nghề nghiệp; đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang”. >>> 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe:

“1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.

2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3”

Theo đó, đối với người bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)  thì không đủ điều kiện để lái hạng xe A1.

Mặt khác, khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về việc khám sức khỏe đối với người lái xe:

“1. Thủ tục khám và cấp Giấy khám sức khỏe của người lái xe được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BYT)…”.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BYT, Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bao gồm:

“1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK.

2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;

b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB;

b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;

c) Khám để cấp giấy chứng thương;

d) Khám bệnh nghề nghiệp;

đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trong trường hợp trên, mặc dù bạn chỉ bị cụt một chân trái và các chi còn lại vẫn nguyên vẹn tuy nhiên bạn lại bị cụt qua đầu gối nên bạn sẽ không được lái xe hạng A1. Đồng thời, bạn cũng không thuộc đối tượng được khám sức khỏe theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT. Do đó, Trung tâm y tế sẽ không cấp cho bạn giấy khám sức khỏe để xin giấy phép lái xe hạng A1.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Bị khuyết tật có được thi bằng lái xe hạng C?

– Người khuyết tật có được cấp bằng lái xe hạng A1 không?

 Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn