Hệ thống pháp luật

Bị đuổi việc vì vợ giám đốc ghen là đúng hay sai?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36983

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi hiện đang làm trợ lý giám đốc cho một công ty cổ phần có địa bàn tại tỉnh Bình Dương. Tôi làm được 5 năm rồi, và cũng có tình cảm với anh giám đốc, tuy nhiên tôi không thể hiện ra bên ngoài hay bày tỏ cảm xúc với anh. Mới gần đây công ty tôi tuyển một nhân viên kế toán là em gái của vợ giám đốc công ty tôi. Có một lần giám đốc tôi ngủ say, tôi có vuốt tóc và sờ má anh ý, đúng lúc thì em vợ của anh đó vào và sau đó gọi điện thoại cho vợ của anh giám đốc. Chị vợ giám đốc ghen, đùng đùng yêu cầu anh giám đốc bắt tôi nghỉ việc luôn. Công ty cho tôi thôi việc như vậy là đúng hay sai?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Như sự việc bạn trình bày thì việc chấm dứt hợp đồng của bạn được coi là trái pháp luật vì không thuộc các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động:

Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, về bản chất thì công ty phải nhận người bạn trở lại làm việc, nếu không muốn nhận bạn về làm việc thì cần phải chi trả trợ cấp thôi việc và bồi thường cho bạn khi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn