Bị khiển trách trong giai đoạn bầu cử có được tiếp tục ứng cử
Ngày gửi: 18/03/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
– Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015.
2. Luật sư tư vấn:
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Vậy để trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
“- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”
Như vậy, trước hết người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đồng thời cũng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về tuổi ứng cử quy định tại Điều 2 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
Tuy nhiên nếu ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân đã đáp ứng đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn nêu trên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 sẽ không được ứng cử quy định những người không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Các trường hợp đó là:
“- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
– Người đang bị khởi tố bị can.
– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Theo đó, bạn bị kỷ luật với hình thức khiển trách không thuộc các trường hợp quy định không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nêu trên thì đương nhiên vẫn được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691