Bị người khác xâm phạm danh dự nhân phẩm
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Từ đó có thể thấy rằng: pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm, không ai được sử dụng bất kỳ hình thức nào để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo thông tin bạn trình bày, người vợ của gia đình bị chị hàng xóm của bạn nói xấu đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên họ có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an địa phương hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện) để được giải quyết. Họ có quyền yêu cầu chị hàng xóm của bạn phải bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm tới danh dự nhân phẩm.
Khoản 1 Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hơn:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Như vậy, chị hàng xóm của bạn đã có hành vi nói sai sự thật, xúc phạm tới người vợ của gia đình mà bạn kể trên mà làm tổn hại danh dự nhân phẩm thì sẽ phải bồi thường. Về các khoản bồi thường và mức bồi thường, bạn tham khảo ở Điều 611 Bộ luật dân sự 2005:
“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Ngoài ra, hành vi của chị hàng xóm của bạn đối với người vợ của gia đình bị nói xấu còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Thứ hai, khi Công chức nhà nước xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm mà không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì sẽ giải quyết theo hướng đã trình bày ở trên. Trong trường hợp họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 và nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã dẫn), cụ thể:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Băng video có được coi là bằng chứng chứng minh vi phạm“Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm…”
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691