Bị truy cứu trách nhiệm hình sự có phải bồi thường thiệt hại dân sự
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội hiếp dâm:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm như sau:
* Chủ thể: Người trực tiếp thực hiện tội phạm này là nam giới.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bồi thường thiệt hại* Khách thể: Tội hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Đối tượng tác động là người phụ nữ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Kẻ phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác.
Ví dụ: Hành vi trói, bịt miệng làm nạn nhân nhân không thể kháng cự được để giao cấu. Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp vô hiệu hóa khả năng kháng cự của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn của họ.
– Kẻ phạm tôi có hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
Ví dụ: Tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân như bị què, cụt, bị tâm thần…
– Kẻ phạm tội có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân.
Năm 2020, đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Ví dụ: Kẻ phạm tội lừa cho nạn nhân uống rượu say, thuốc mê, thuốc kích dục… làm cho nạn nhân tạm thời rơi vào tình trạng không thể nhận thức và điều khiển hành vi để giao cấu với nạn nhân.
Như vậy, dù người đàn ông này chưa xâm hại trực tiếp đến em họ của anh nhưng ý định của ông ta là cưỡng hiếp em bạn đã hoàn thành, hành vi của người đàn ông đã cấu thành tội hiếp dâm.
Nếu gia đình làm đơn tố cáo tới công an cấp huyện, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm theo quy định Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Người này có hành vi cưỡng hiếp em của anh, xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của em anh do đó người này phải bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 611 Bộ luật dân sự 2005: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Các hình thức và mức bồi thường khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân
– Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân
– Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật dân sự miễn phí
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691