Thủ tục hành chính: Biên bản giám định thương tật đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% - Thanh Hóa
Thông tin
Số hồ sơ: | T-THA-025022-TT |
Cơ quan hành chính: | Thanh Hóa |
Lĩnh vực: | Lao động, tiền lương, Khám chữa bệnh |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Trung tâm giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Phòng khám giám định, Trung tâm giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Thanh hóa |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại phòng khám giám định, Trung tâm giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa |
Thời hạn giải quyết: | Không quá 60 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cho đến khi có biên bản kết luận của Hội đồng giám định y khoa |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Biên bản giám định thương tật |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Chuẩn bị hồ sơ: | Đối tượng đến khám giám định chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định |
Tiếp nhận hồ sơ: | a. Địa điểm:
Tại Phòng khám giám định, Trung tâm giám định y khoa Thanh Hóa (Số 181, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa). b. Thời gian: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). c. Trình tự: Phòng khám giám định tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ: Đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận nếu đã đầy đủ và đúng quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đối tượng và chuyển hồ sơ đến Trung tâm để giám định theo lịch của Trung tâm. |
Xử lý hồ sơ: | - Phòng khám giám định tiếp nhận và kiểm duyệt nội dung hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phòng khám giám định sẽ lập hồ sơ khám, Ban Giám Đốc chỉ định bác sỹ khám. Các bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng có liên quan đến thương tật trong hồ sơ giám định, sau đó tổng hợp lâm sàng và cận lâm sàng đưa ra chẩn đoán và dự kiến tỷ lệ. Thứ 5 Trung tâm hội chẩn chuyên môn, thứ 6 Hội đồng giám định y khoa tổ chức họp kết luận, đối tượng phải có mặt để nghe hội đồng báo cáo và hội đồng kiểm tra trực tiếp, xác định tỷ lệ % mất khả năng lao động cho các đối tượng đến khám trong tuần, sau đó ra biên bản giám định theo mẫu quy định. - Căn cứ vào kết luận của Hội đồng, phòng khám giám định hoàn chỉnh việc in ấn trình đồng chí Phó chủ tịch thường trực hội đồng, đồng chí Ủy viên thường trực, đồng chí Phó chủ tịch chính sách của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh ký biên bản giám định thương tật. - Phòng khám giám định chuyển biên bản giám định thương tật đã trình ký về bộ phận lưu trữ hồ sơ và trả kết quả. |
Trả kết quả: | a. Địa điểm:
Phòng lưu trữ hồ sơ Trung tâm giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa. b. Thời gian: Trả kết quả trong giờ hành chính vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày lễ, tết). c. Trình tự: Phòng lưu trữ hồ sơ: Hướng dẫn cho các đối tượng đến nhận biên bản giám định đọc và đối chiếu các thông tin trong biên bản xem có sai sót gì không, nếu không sai sót, đối tượng ký vào sổ giao nhận và nhận biên bản. Nếu biên bản cần bổ sung thì phòng lưu trữ sẽ viết phiếu hẹn cho đối tượng vào ngày gần nhất (1 tuần). |
Thành phần hồ sơ
Đơn xin giám định lại thương tật, có chứng nhận của Ủy ban Nhân dân xã (phường), xác nhận của Phòng lao động – Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức – Lao động xã hội) quận, huyện về diễn biến của thương tật và khả năng lao động (không được xác nhận chung chung) 01 bản chính |
Chứng minh thư nhân dân |
Giấy chứng nhận bị thương (do cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp hoặc do thủ trưởng các đoàn ăn dưỡng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp) (01 bản gốc).
Trường hợp giấy chứng nhận bị thương rách nát không sử dụng, lưu giữ được hoặc bị thất lạc thì do cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp lại theo giấy chứng nhận bị thương gốc đó hoặc theo danh sách người bị thương lưu tại cơ quan, đơn vị quản lý sau khi bị thương.Giấy chứng nhận bi thương được cấp lại phải ghi rõ những căn cứ để cấp lại; (01 bản chính). |
Biên bản giám định thương tật gốc (biên bản giám định sau khi bị thương, sau điều trị, ăn dưỡng) nếu có (01 bản) |
Giấy ra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ về: nguyên nhân, tình trạng, vị trí vết thương tái phát và những biến chứng nếu có; nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếu mổ, hai loại giấy này do lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên ký tên, đóng dấu - không ký thừa lệnh) (01 bản chính) |
Giấy giới thiệu giám định lại thương tật (theo mẫu số 07GT kèm theo, ghi đầy đủ các lần đi giám định thương tật) do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký tên, đóng dấu (01 bản chính) |
Sau khi thẩm tra lại hồ sơ giám định lại thương tật, Sở Lao dộng – Thương binh và Xã hội lập danh sách đề nghị giám định lại thương tật, (03 bản – mẫu số 01 DS kèm theo Thông tư này). Hồ sơ của từng người và danh sách giám định lại thương tật gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh - Liệt sĩ - Người có công) thẩm định trứơc khi chuyển đến Hội đồng giám định Y khoa. |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Điện tâm đồ | 12.000 đồng/1người. | |
Đo chức năng hô hấp | 15.000 đồng/1người. | |
Giám định phúc quyết thương tật mức thu | 30.000 đồng/1người. | |
Siêu âm ổ bụng tổng quát | 20.000 đồng/1người. |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Biên bản giám định thương tật đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% - Thanh Hóa
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!