Bỏ thuốc ngủ để giao cấu trái ý muốn có phạm tội hiếp dâm không?
Ngày gửi: 10/06/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của T và Q
a. Tội danh của Q: Q phạm tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 vì có đủ các dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm, cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Tội này có các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: khung hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 141 là bảy năm tù, thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây với các đặc điểm: là người đàn ông lớn tuổi, đã có vợ con, Q thỏa mãn dấu hiệu chủ thể tội hiếp dâm.
– Khách thể: tội hiếp dâm xâm phạm khách thể là quyền bất khả xâm phạm về tình dục. Hành vi giao cấu của Q trong lúc N ngủ say (không được N đồng ý) xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của N.
– Hành vi khách quan: hành vi khách quan của tội hiếp dâm có thể là một trong các hành vi sau:
) Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất vũ lực như: vật lộn, giữ chân tay, bịp mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói… làm người bị hại không kháng cự được để thực hiện việc giao cấu.
) Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi như: doạ giết, doạ đánh, doạ bắn… làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của mình.
) Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được. Tình trạng này, có thể do chính người phạm tội tạo ra cho nạn nhân hoặc vì những lý do khách quan khác không do người phạm tội gây ra cho nạn nhân, nhưng người phạm tội đã lợi dụng tình trạng đó để giáo cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
) Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong cấu thành (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân).
Trong trường hợp này, hành vi khách quan của Q là hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của N để giao cấu. Vì N bị cho uống thuốc ngủ và thuốc kích dục dẫn đến ngủ say không thể nhận thức được khi Q thực hiện hành vi giao cấu với N.
– Độ tuổi của người bị hại: người bị hại trong tội hiếp dâm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Ở đây N đã trên 16 tuổi nên Q phạm tội hiếp dâm.
b. Tội danh của T
T bỏ thuốc ngủ và thuốc kích dục vào cốc nước của N, làm cho N ngủ say để Q thực hiện hành vi giao cấu với N một cách dễ dàng. Hành vi của T là hành vi giúp sức, tạo điều kiện cho Q thực hiện hành vi giao cấu. Vì vậy T là đồng phạm với Q về tội hiếp dâm với vai trò người giúp sức.
2. Hình phạt nặng nhất mà T có thể phải chịu do hành vi phạm tội của mình.
Khung hình phạt cao nhất của tội hiếp dâm là tù 20 năm, tù chung thân theo khoản 3 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
Nếu Q phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 141 thì T với vai trò người giúp sức cũng phạm tội theo khoản này. Tuy nhiên, T mới 16 tuổi 3 tháng, nghĩa là T là người chưa thành niên phạm tội. Về hình phạt với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, Bộ luật hình sự 2015 quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, hình phạt nặng nhất mà T có thể phải chịu là 18 năm tù.
3. Giả sử N mới 15 tuổi 8 tháng thì tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của Q và T có thay đổi không ? Tại sao? Hình phạt nặng nhất mà T phải chịu do hành vi phạm tội của mình trong trường hợp này là bao nhiêu năm tù?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nếu N mới 15 tuổi 8 tháng thì T và Q phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 vì các dấu hiệu trong cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tương tự các dấu hiệu trong cấu thành tội hiếp dâm, chỉ khác ở độ tuổi của người bị hại. Nếu người bị hại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 142, người bị hại từ đủ 16 tuổi trở lên thì phạm tội hiếp dâm theo Điều 141.
Hình phạt nặng nhất mà T phải chịu vẫn là 18 năm tù khi Q phạm tội theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;”
4. Giả sử Q quan hệ tình dục với N, T đã dùng điện thoại chụp ảnh, quay video. Một thời gian sau Q không cho T tiền nữa, T đưa các hình ảnh này cho Q và yêu cầu Q với số tiền 50 triệu đồng đổi lấy việc xóa bỏ các hình ảnh trong điện thoại. Q đưa tiền cho T và vụ việc bị phát hiện. Hành vi của T có phạm tội không? Nếu có tội thì đó là tội gì, giải thích rõ giai đoạn phạm tội mà T đã thực hiện.
Trong trường hợp này T phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tội này có các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: mức hình phạt cao nhất tại khoản 1 Điều 170 là 5 năm tù, thuộc trường hợp tội phạm nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. N đã 16 tuổi 3 tháng nên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạn tài sản
– Khách thể: tội này xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu đối với tài sản của người bị hại. T uy hiếp Q buộc Q đưa 50 triệu là xâm phạm đến quyền sở hữu số tiền 50 triệu này của Q.
– Hành vi khách quan:
) Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực: Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.
) Hành vi dùng những thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản: Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Ở đây N đã dựa vào clip mình quay được để uy hiếp Q về mặt tinh thần (dọa công khai clip này để mọi người biết hành vi của Q) là Q sợ, không còn lựa chọn nào khác phải đưa 50 triệu cho T.
Vì tội cưỡng đoạt có cấu thành hình thức (không yêu cầu hậu quả chiếm đoạt được tài sản là dấu hiệu bắt buộc) nên ngay sau khi T có hành vi uy hiếp buộc Q đưa 50 triệu, tội phạm này đã hoàn thành. Như vậy, giai đoạn phạm tội mà T đã thực hiện là giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691