Bỏ trốn khi thực hiện nghĩa vụ lao động lao động công ích
Ngày gửi: 06/08/2015 lúc 10:33:36
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988.
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp, năm 1989, bạn của bạn có tham gia nghĩa vụ lao động, sau đó có hành vi bỏ trốn. Tại thời điểm năm 1989, sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1985 và Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988.
Điều 4 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988 có quy định:
Điều 22 Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích 1988 quy định như sau:
'Người nào vi phạm các quy định về nghĩa vụ lao động công ích thì bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây ra thiệt hại thì phải đền bù theo chế độ trách nhiệm vật chất.''
Điều 23 Nghị định 56-HĐBT quy định tổ chức hoặc cá nhân không thi hành đúng theo Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích và Nghị định này thì tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà bị xử phạt như sau:
''1. Công dân không chấp hành lệnh huy động, hoặc cố ý trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì bị xử phạt hành chính theo một trong các hình thức:
– Cảnh cáo và bắt buộc phải thi hành nghĩa vụ lao động công ích.
– Phạt tiền ở mức gấp 3 lần tiền công một ngày ở địa phương trên mỗi ngày không làm nghĩa vụ lao động công ích.
Nếu cố tình không thi hành các quyết định xử phạt nói trên có thể bị truy tố theo điều 208 hoặc điều 209 của Bộ luật hình sự.
2. Người đã nhận tiền làm thuê cho người có nghĩa vụ lao động công ích mà không làm thì bị cảnh cáo, bị buộc phải trả lại số tiền đã nhận. Nếu vi phạm nhiều lần hoặc người nào cố ý làm sai hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì có thể bị truy tố theo điều 157 hoặc điều 209 của Bộ luật hình sự.
3. Người có chức vụ có thẩm quyền ra quyết định huy động, cán bộ làm công tác điều động, chỉ huy, quản lý và sử dụng lao động công ích làm trái những quy định về chế độ nghĩa vụ lao động công ích như huy động quá thời gian hoặc số ngày công quy định; sử dụng quỹ lao động công ích (bao gồm quỹ ngày công lao động trực tiếp và quỹ bằng tiền) không đúng mục đích; tham ô, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra lãng phí sức lao động và tài sản của Nhà nước, của nhân dân; để xảy ra tai nạn thì tuỳ mức độ mà bị xử lý theo một trong các hình thức:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
– Cách chức.
Nếu vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố theo điều 209 hoặc điều 220, 221 của Bộ luật hình sự.''
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công ích: 024.6294.9155
Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật hình sự 1985 quy định tội làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích như sau:
''Người nào cố ý làm trái hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.''
Tuy nhiên trong trường hợp này phải xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự 1985, cụ thể như sau:
"1- Không truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt từ hai năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn;
b) Mười năm tù đối với các loại tội pham ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tù trên hai năm;
c) Mười lăm năm đối với các loại tội phạm nghiêm trọng.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định thì hình phạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
2- Đối với những trường hợp nói ở điểm c khoản 1 Điều này nếu có lý do đặc biệt thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và Toà án nhân dân tối cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu."
Bạn chưa nói rõ trong khoảng thời gian từ năm 1989 tới nay, bạn của bạn có bị truy nã hay phạm tội mới hay không? Nếu có bị truy nã hay phạm tội mới thì sẽ tính lại thời hiệu, bạn có thể xem thêm quy định trên để biết còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Nếu bạn của bạn không bị truy nã và không phạm tội mới thì nay đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691