Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, rủi ro
Ngày gửi: 06/07/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định:“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc”.
Tai nạn của anh A xảy ra trong thời gian nghỉ giải lao nên được xác định là tai nạn lao động. Anh A được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Bên cạnh đó, anh A bị tai nạn lao động không do lỗi của anh A và bị suy giảm khả năng lao động 45% nên anh A còn được công ty xây dựng Thành Phát bồi thường thiệt hại theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2014.
Thứ nhất, về chế độ tai nạn lao động, anh A có đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp hằng tháng do tai nạn lao động như sau:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
Theo quy định trên, anh A bị suy giảm 45% khả năng lao động nên mức trợ cấp của anh A sẽ là: (45% – 31%) x 2 30% = 58% mức lương cơ sở.
Anh A đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới một năm nên anh được hưởng một khoản trợ cấp hàng tháng là 0,5% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng 10/2015.
Theo Điều 49 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu anh A bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì anh sẽ được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
Theo Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe của anh A chưa phục hồi thì anh được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty xây dựng Thành Phát đối với tai nạn của anh A.
Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động”.
Anh A bị suy giảm khả năng lao động 45%. Do đó, anh A sẽ được công ty xây dựng Thành Phát bồi thường với số tiền ít nhất là: 1,5 x 12.500.000 (45% – 10%) x 0,4 x 12.500.000 = 193.750.000 đồng.
1. Trợ cấp tử tuất đối với thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động
Luật bảo hiểm xã hội quy định về chế độ tử tuất đối với thân nhân người bị chết do tại nạn lao động có tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
- – Về đối tượng hưởng:
Thân nhân của người lao động bị chế do tai nạn lao động thuộc trường hợp được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng bao gồm:
Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Các trường hợp trên được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng khi không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu chung ( trừ trường hợp con chưa thành niên)
– Về mức hưởng:
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691