Hệ thống pháp luật

Buôn bán thịt lợn tươi sống tại chợ và tại nhà có vi phạm không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31996

Câu hỏi:

Chào Luật Sư! Tôi có kinh doanh mặc hàng thịt ở chợ, đến chiều còn tôi đem về trước nhà cách chợ khoảng 100m để bán. Cách đây vai hôm bên xã có mời tôi lên và cấm tôi không được mang về nhà bán nữa, nếu còn họ nói sau này sẽ phê xấu vào lí lịch con cái tôi. Xin luật sư cho tôi biết tôi làm vậy có sai không, và ở xã có quyền làm vậy không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật thương mại 2005;

– Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

– Nghị định 178/2013/NĐ-CP.

Luật thương mại 2005 quy định:

"Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật."

Như vậy có thể hiểu nếu không phải thương nhân thì không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể, theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

"Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại)."

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

–   Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, nếu cá nhân hoạt động thương mại thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên nếu việc buôn bán của chị lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thì tùy vào hành vi cụ thể có bị xử lý như sau:

–   Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng thì Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

–   Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị thì tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức (Điểm d, Khoản 2, Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

–   Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì . Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức (Điểm a, Khoản 4, Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Đối với hành vi trên thì thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 67, Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

–    Phạt cảnh cáo

Đăng ký tổ chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm

–   Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;

–   Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

–   Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Ngoài ra nếu gia đình chị vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 17, Nghị định 178/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm

1. Phạt tiền bằng 80% đến 100% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng:

a) Kinh doanh sản phẩm của động vật được tiêm phòng vắc xin chưa đủ thời gian theo quy định;

b) Kinh doanh sản phẩm của động vật đã được sử dụng thuốc thú y chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Phạt tiền bằng 100% đến 120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng:

a) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị;

b) Kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị đưa thêm tạp chất nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

3. Phạt tiền bằng 120% đến 150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc có chất tồn dư quá giới hạn cho phép nhưng số tiền phạt tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Đối với hành vi trên thì thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định 178/2013/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

–   Phạt cảnh cáo;

–   Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

–   Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;

–   Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Như vậy, nếu chị không vi phạm những quy định trên thì UBND xã không có quyền xử lý vi phạm hành chính. Nếu UBND xã vẫn không có phép chị kinh doanh thì phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính sau đó ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Nếu thấy quyết định không thỏa đáng thì chị có thể khiếu nại tới chủ tịch UBND xã.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn