Hệ thống pháp luật

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định mới nhất

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39737

Câu hỏi:

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định mới nhất. Gian lận trốn thuế bị xử phạt như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đối với bất kỳ quốc gia nào, pháp luật cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, xây dựng trật tự quản lý xã hội. Tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật là cơ sở để tạo nên một xã hội văn minh, có trật tự, và tiến bộ. Chính bởi vậy, cho dù bất kỳ lĩnh vực nào, là dân sự, hành chính, kinh tế hay trong cả lĩnh vực tài chính, thuế thì khi có hành vi vi phạm về một trong các quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tương ứng thì họ sẽ bị xử lý trong quy định của pháp luật. Trong đó lĩnh vực về thuế là một trong lĩnh vực quan trọng vì nó không chỉ thể hiện vấn đề xác định nguồn thu tài chính chủ yếu trong ngân sách nhà nước vừa là cơ sở để xác định nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Vậy, khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với những hình thức nào? Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ đề cập đến các hình thức xử phạt hành chính về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về vấn đề này, hiện nay được đề cập trong nhiều văn bản pháp 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC, và' title='luật hiện hành, nhưng chủ yếu được xác định theo nội dung quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC, và'>luật hiện hành, nhưng chủ yếu được xác định theo nội dung quy định tại 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC, và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khái quát chung về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế:

“Xử phạt vi phạm hành chính”, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền xử phạt, theo đó họ thực hiện việc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với một cá nhân, tổ chức khi họ có hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, vi phạm hành chính, theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được hiểu là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, thuộc phạm vi áp dụng của các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính và đây là hành vi có lỗi của cá nhân nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên cơ sở này, có thể hiểu, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là việc cơ quan có thẩm quyền (cụ thể ở đây là người có thẩm quyền xử phạt), vận dụng các quy định của pháp luật về thuế, từ đó áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực về thuế. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 1 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC thì các đối tượng bị xử phạt hành chính về lĩnh vực thuế không chỉ là cá nhân, mà còn có thể là tổ chức tín dụng, hoặc tổ chức khác có hành vi vi phạm về thuế.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thường được thể hiện ở các nội dung như: 

– Đối với người nộp thuế, thường thể hiện ở các hành vi vi phạm quy định về thủ tục về thuế như chậm trong việc nộp thuế, kê khai thuế, kê khai không đầy đủ, không đúng trong hồ sơ khai thuế…; hành vi vi phạm trong quá trình nộp thuế như trốn thuế, gian lận thuế;…

– Đối với tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác thường thể hiện ở các hành vi thông đồng, bao che cho người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế; chống đối các quyết định hành chính về thuế; cung cấp không đầy đủ thông tin người nộp thuế cho cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế…

Thứ hai, các hình thức xử phạt hành chính về thuế.

Trong đó, việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính này sẽ được xác định cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo:

Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và trong quy định của pháp luật về nội dung xử phạt đối với hành vi vi phạm này có quy định về hình thức xử phạt cảnh cáo. Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo phải thể hiện bằng văn bản.

Cụ thể: Hiện nay trong văn bản quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, cụ thể là 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những hành vi vi phạm sau:

– Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn phải nộp từ 01 đến 10 ngày mà người vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ (căn cứ theo khoản 1 Điều 7 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC).

– Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày mà người vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ (theo quy định tại khoản 1 Điều 9 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC).

  • Phạt tiền:

Về vấn đề áp dụng hình thức phạt tiền, thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC, mức phạt tiền được xác định theo từng hành vi vi phạm cụ thể, mức độ vi phạm để xác định. Tuy nhiên, có thể phân thành các nhóm hành vi như sau:

– Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế:

Trong đó, lưu ý, nội dung quy định về mức tiền xử phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hay hành vi khai không đầy đủ nội dung trong hồ sơ thuế; vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế, về việc chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế về thuế được quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC được xác định là mức phạt quy định đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Nhưng nếu những hành vi vi phạm pháp luật về thuế nêu trên do cá nhân trực tiếp thực hiện thì mức tiền phạt được xác định là 1/2 mức phạt tiền của tổ chức. Trong đó hộ gia đình sẽ được tính như là cá nhân, chịu mức phạt tiền áp dụng như với cá nhân chứ không áp dụng mức của tổ chức.

Về mặt nguyên tắc, khi quy định về mức phạt tiền trong việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung, và xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng thì pháp luật thường quy định theo khung phạt tiền với cách thể hiện là mức tiền phạt tối đa đến mức tiền phạt tối thiểu (ví dụ từ 100.000 đồng – 300.000 đồng).

Nhưng khi thực hiện việc xác định mức phạt tiền cụ thể áp dụng trên thực tế với một hành vi vi phạm thường được tính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định áp dụng với hành vi đó, và được tính bằng công thức:

Mức tiền phạt cụ thể của một hành vi = (mức tiền phạt tối thiểu mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền)/2.

Trong việc xác định mức tiền phạt, sẽ cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính của người thực hiện hành vi vi phạm này. Theo đó, cứ một tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi đã giảm trừ hết các tình tiết tăng nặng mà khi xem xét người thực hiện hành vi vi phạm còn nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì họ sẽ được giảm nhẹ mức tiền phạt phải nộp, nhưng mức tiền phạt phải nộp sau khi giảm không được ít hơn mức tối thiểu của khung phạt tiền. Nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt được áp dụng cho người có hành vi vi phạm không có là mức trung bình của khung tiền phạt nữa mà có thể tăng lên, nhưng mức phạt tiền phải nộp của người vi phạm cũng không được quá mức tối đa của khung phạt tiền. Trong đó, cứ mỗi tình tiết tăng nặng thì bị tính tăng 20% mức phạt trung bình của khung hình phạt, còn mỗi tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được giảm 20% mức phạt trung bình của khung hình phạt.

– Đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

Trường hợp này, việc xử phạt hành vi vi phạm về thuế này theo hình thức phạt tiền sẽ được áp dụng với mức phạt 20% trên số tiền thuế thuế, số tiền thuế được hoàn, không phân biệt người nộp thuế vi phạm là tổ chức, là hộ gia đình hay cá nhân.

– Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: 

Trường hợp này tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn. Mức xử phạt cụ thể sẽ được xác định theo Điều 13 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC. Tuy nhiên mức xử phạt quy định tại Điều 13 Thông tư nêu trên là mức xử phạt áp dụng với tổ chức, còn hộ gia đình, cá nhân chỉ bị phạt với mức là 1/2 mức phạt tiền áp dụng với tổ chức.

– Đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức tín dụng:

Đối với hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thuế thì mức phạt tiền được xác định bằng số tiền tương ứng không trích nộp vào tài khoản của ngân sách Nhà nước.

Có thể thấy, cá nhân, tổ chức hoặc hộ gia đình nộp thuế khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đều có thể bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Việc áp dụng hình thức nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền thì việc xử phạt hành chính đều phải đáp ứng nguyên tắc chung được quy định tại Điều 2 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC' title='Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC'>Thông tư 166/2013/TT-BTC' title='166/2013/TT-BTC'>166/2013/TT-BTC, trong đó có đề cập một số nguyên tắc đáng lưu ý sau:

– Mọi hành vi vi phạm khi được phát hiện đều phải được kịp thời ngăn chặn, xử lý và khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

– Chỉ được xử phạt một lần đối với một hành vi vi phạm hành chính.

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trước khi áp dụng quyết định xử phạt, phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm của mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm.

– Một người khi bị phát hiện thì có nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hoặc thực hiện hành vi nhiều lần thì khi xử phạt sẽ áp dụng theo từng hành vi phạm.

– Mức phạt tiền áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về thuế luôn được xác định bằng 1/2 mức phạt tiền áp dụng với tổ chức thực hiện hành vi này, trừ trường hợp phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế phải nộp.

Như vậy, xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế chỉ được áp dụng theo một trong hai hình thức: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Việc cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức nào còn căn cứ vào nội dung hành vi vi phạm, tuy nhiên đều dựa trên những nguyên tắc chung nhất định. Dù phạt tiền hay phạt cảnh cáo đều phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người vi phạm.

Dịch vụ pháp lý của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí về lĩnh vực thuế qua tổng đài tư vấn pháp luật 024.6294.9155 .

– Tư vấn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

– Tư vấn về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế.

– Tư vấn hình thức xử phạt hành chính áp dụng trong lĩnh vực thuế.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn