Các phương pháp thu thập dấu vân tay trong điều tra hình sự
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, việc thu thập dấu vân tay để tìm ra kẻ phạm tội là phương pháp rất phổ biến và hiệu quả. Bất kể nơi nào hung thủ chạm vào đều để lại dấu vân tay, đó có thể là bề mặt vật cứng hay bề mặt vật mềm. Căn cứ vào khả năng nhận thấy bằng mắt thường, dấu vân tay chia làm hai loại là vân nhìn thấy (hay vân nổi) và không nhìn thấy (hay vân chìm). Vân nổi có thể dễ dàng tìm thấy được vì chúng nổi lên trên các bề mặt khi máu, bụi đất, mực, sơn, dầu… mà hung thủ để lại trên bề mặt. Còn vân chìm rất khó nhận thấy bằng mắt thường, chúng được hình thành khi dầu và mồ hôi của hung thủ bám lên một bề mặt khác. Để tìm thấy vân chìm, các nhà điều tra phải dùng đến nhiều công cụ khác nhau để làm nổi bật chúng lên.Trong thực tế, các điều tra viên thường thu thập dấu vân tay bằng những phương pháp nhau nhưng đều tuân theo nguyên tắc là làm dấu vân tay nhìn thấy được bằng mắt thường rồi dùng máy ảnh có độ phân giải cao chụp lại. Những cách làm dấu vân tay nhìn thấy được bằng mắt thường có thể là:
– Bột lưu vân tay: Các điều tra viên sẽ phủ bột lưu vân tay lên các vị trí nghi ngờ có vân tay, bột lưu vân tay sẽ bám lên các vị trí có vân tay và biến vân chìm thành vân nổi. Sauk hi dấu vân tay nổi lên, các điều tra viên sẽ dùng máy ảnh chụp hình lại, và áp băng dính để lưu trữ về sau này.Tuy nhiên, các loại bột này có thể làm hư hại đến các bằng chứng liên quan khác có ở hiện trường khiến cho công tác điều tra bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi sử dụng loại bột trên, các điều tra viên cũng cần cân nhắc kỹ.
– Nguồn ánh sáng khác: Đây là phương pháp phổ biến và đang được nhiều điều tra viên sử dụng vì có thể áp dụng lên hầu hết mọi bề mặt lấy mẫu (cửa chính, cửa sổ, tay cầm, thang vịn…). Với phương pháp này, các điều tra viên sẽ dùng một thiết bị phát tia laser hoặc LED với ánh sáng nằm trong một dải bức xạ cố định sẽ được quét lên bề mặt nghi ngờ có dấu vân tay để làm nổi bật dấu vân tay.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Cyanoacrylate: Đây là tên một loại keo siêu dính, khi sử dụng keo này để thu thập dấu vân tay, các điều tra viên sẽ phun sương keo lên bề mặt lấy mẫu. Phương pháp này được dùng trên các bề mặt không xốp như mặt kính, gương, kim loại… vốn cho phép hơi cyanoacrylate bám lên. Sau đó, các vân tay có thể sẽ được nhìn thấy dưới ánh sáng đèn sáng trắng thông thường.
– Các hoá chất hỗ trợ: Dựa vào tương tác vật lý hoặc phản ứng hóa học của các hóa chất với chất dầu, mồ hôi có trong dấu vân tay các điều tra viên sẽ dùng các hóa chất hỗ trợ để làm nổi bật dấu vân tay.
– Các kỹ thuật khác: Ngoài các phương pháp đã nêu, còn một số những kỹ thuật đặc biệt khác chuyên dùng cho việc lấy mẫu vân từ da người, vải vóc, quần áo hoặc các bề mặt khó khăn khác.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691