Hệ thống pháp luật

Cách xác định quê quán cho con

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32016

Câu hỏi:

Tôi có ông sinh ra ở Huế, lấy vợ Ninh Bình, sau đó sinh bố tôi ở Ninh Bình, tôi cũng sinh ra ở Ninh Bình. Tôi và bố lấy quê quán là Huế. Vì rút kinh nghiệm từ cá nhân tôi, sinh ra ở Ninh Bình nhưng quê thì ghi trong giấy tờ là Huế, nên mỗi lần làm hồ sơ kết nạp Đảng, hồ sơ lấy vợ đi thẩm tra lý lịch lại phải vào Huế thẩm tra trong khi ở Huế không có ai thân thích nữa, đến các cơ quan chính quyền tại Huế xin xác nhận họ đều không biết tôi là ai. Vậy con tôi lấy quê quán là Ninh Bình khác với đời cụ, ông, bố có hợp pháp không. Mong luật sư giải đáp giúp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

 Luật Hộ tịch 2014

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ Khoản 8, Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

''Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.''

Theo Từ điển Tiếng Việt có giải thích như sau:

Nguyên quán: là nơi ộng nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha), là nơi ông( bà) ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).

Như vậy, trong trường hợp này, quê quán của con bạn ghi trong giấy khai sinh sẽ được xác định theo quê quán của bạn hoặc vợ bạn hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán. 

Việc thỏa thuận quê quán của con được ghi trong giấy khai sinh. Nội dung của giấy khai sinh quy định tại Khoản 1, Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:

– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

Như vậy trong trường hợp này bạn có thể lấy Ninh Bình là quê quán của con bạn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn