Hệ thống pháp luật

Cấm đem điện thoại di động cá nhân vào công ty là đúng hay sai?

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38619

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, em đang làm việc tại 1 công ty nước ngoài. Dạo gần đây công ty có đưa ra quy định là cấm đem theo điện thoại di động cá nhân vào công ty. Trong khi hợp đồng ghi rõ chỉ cấm sử dụng điện thoại trong giờ làm. Và 1 điều nữa là quy định khi đi toilet phải xin thẻ đi vệ sinh từ tổ trưởng. Và phải trình thẻ đó cho bảo vệ tại nhà vệ sinh thì mới được vào. Nếu không sẽ bị lập biên bản phạt tiền và không tăng lương. Vậy cho em hỏi những quy định trên có đúng với luật không ạ? 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật lao động 2012. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.  Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Do đó nếu trong hợp đồng thỏa thuận người lao động không được sử dụng điện thoại trong giờ làm việc thì hai bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu công ty muốn thay đổi hay bổ sung điều khoản trong hợp đồng thì phải thỏa thuận được với người lao động.

Bên cạnh đó, Điều 118 Bộ luật lao động 2012:

Điều 118. Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

Bộ luật lao động 2012 có một số quy định về nội quy lao động như sau:

– Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

– Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Nếu quy định cấm mang điện thoại di động vào công ty và đi vệ sinh phải có thẻ được ghi nhạn trong nội quy lao động hợp pháp thì người lao động có trách nhiệm thực hiện theo nội quy công ty. Trường hợp người lao động vi phạm, công ty có quyền áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012:

Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Khoản 2 Điều 128 Bộ luật lao động 2012 quy định:

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, người lao động chỉ bị xử lý kỷ luật nếu có hành vi vi phạm nội quy lao động. Nếu người lao động có hành vi vi phạm nội quy, công ty có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người đó nhưng không được áp phạt tiền hay cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn