Thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp - Bộ Khoa học và Công nghệ
Thông tin
Số hồ sơ: | B-BKC-210778-TT |
Cơ quan hành chính: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Lĩnh vực: | Khoa học- Công nghệ |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) hoặc qua đường bưu điện
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các bản sao chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức phải nộp bản sao có chứng thực |
Thời hạn giải quyết: | - 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
- Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm - Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, hoạt động chứng nhận/thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận; Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (đối với các sản phẩm liên quan đến an toàn bức xạ hạt nhân) |
Bước 2: | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xem xét hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nhiệm cho tổ chức + Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải đánh giá thực tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm. Căn cứ hồ sơ đăng ký, Biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận/thử nghiệm cho tổ chức + Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã nộp hồ sơ đăng ký |
Bước 3: | Tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký phải thực hiện việc thay đổi, bổ sung theo quy định |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
* Đối với tổ chức chứng nhận:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận - Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây + Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá + Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý - Luôn có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) của tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau + Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận + Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và /hoặc hệ thống quản lý môi trường + Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm)” * Đối với tổ chức thử nghiệm - Được thành lập theo quy định của pháp luật - Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17025: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC 17025:2005 - Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm Trong trường hợp có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng đối với tổ chức thử nghiệm chuyên ngành, tổ chức thử nghiệm chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn đó |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
* Đối với tổ chức chứng nhận:
+ Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận theo mẫu quy định + Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư + Danh sách chuyên gia đánh giá kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng (có ít nhất 05 chuyên gia thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn)) đáp ứng các yêu cầu sau - Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký chứng nhận - Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và /hoặc hệ thống quản lý môi trường - Được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý (đối với tổ chức chứng nhận hệ thống); được đào tạo về chứng nhận sản phẩm (đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm) + Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận, cụ thể như sau - Đối với tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC- The Pacific Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động chứng nhận tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận. Đối với tổ chức chứng nhận chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể: Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận; Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý + Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận + Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có) |
* Đối với tổ chức thử nghiệm:
+ Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo mẫu quy định + Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư + Danh sách thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm kèm theo bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn + Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm, cụ thể như sau - Đối với tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á -Thái Bình Dương (APLAC-Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận cho hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam: Nộp bản sao chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận - Đối với tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận: Nộp các tài liệu, quy trình, thủ tục đánh giá và các tài liệu khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể: Được thành lập theo quy định của pháp luật; Có năng lực thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO /IEC 17025: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO /IEC 17025:2005; Có ít nhất 01 thử nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm + Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm + Kết quả hoạt động thử nghiệm đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất (nếu có) |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Chứng thực bản sao từ bản chính (tiếng việt) - Bộ Tư pháp |
2. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp - Bộ Khoa học và Công nghệ |
Lược đồ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp - Bộ Khoa học và Công nghệ
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!