Thủ tục hành chính: Cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa; Bệnh viện Y học cổ truyền - Sơn La
Thông tin
Số hồ sơ: | T-SLA-BS84 |
Cơ quan hành chính: | Sơn La |
Lĩnh vực: | Khám chữa bệnh |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Sở Y tế tỉnh Sơn La |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Y tế tỉnh Sơn La |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Sơn La |
Thời hạn giải quyết: | 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, cử cán bộ trực tiếp đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Y tế
- Địa chỉ: Số 48 - đường Lò Văn Giá - thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La - Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (trừ các ngày lễ, tết) |
Bước 2: | Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ liên quan; nếu đầy đủ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp đơn.
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Đoàn thẩm thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động phải tiến hành thẩm định hồ sơ pháp lý; thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự; phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nếu đủ điều kiện thì phải trình Giám đốc Sở quyết định cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; nếu không đủ điều kiện để cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do - Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể những vấn đề cần bổ sung - Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phải sửa đổi, bổ sung theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Sở Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo (không quá 3 lần) cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ |
Bước 3: | Đến thời gian hẹn ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cử cán bộ trực tiếp đến Sở Y tế nộp lệ phí theo quy định và nhận biên lai thu tiền. Trực tiếp đem biên lai thu tiền đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhận Giấy phép hoạt động |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
1. Quy mô bệnh viện: Bệnh viện chuyên khoa, Bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh.
2. Cơ sở vật chất: a) Được thiết kế, xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam số 365:2007. Riêng đối với các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, khoa phẫu thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm, việc thiết kế, xây dựng phải thực hiện đúng các quy định tại các Quyết định số 32, 33, 34/2005/QĐ-BYT ngày 31 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 35/2005/QĐ-BYT ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. 3. Thiết bị y tế a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà bệnh viện đăng ký. b) Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, bệnh viện phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện. 4. Tổ chức a) Các khoa: - Có ít nhất một khoa lâm sàng phù hợp với chuyên khoa của từng bệnh viện. - Khoa khám bệnh (gồm có nơi tiếp đón người bệnh, buồng cấp cứu - lưu bệnh, buồng khám, buồng tiểu phẫu). - Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. - Khoa dược. - Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ b) Có các phòng chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, điều dưỡng, tài chính kế toán 5. Nhân sự a) Số lượng nhân viên hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số nhân viên hành nghề trong khoa b) Định mức biên chế, tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Mục II Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của liên bộ: Y tế - Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ Sở Y tế tỉnh Nhà nước c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà bệnh viện đăng ký hoạt động - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn của bệnh viện phải được thể hiện bằng văn bản - Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện d) Trưởng khoa lâm sàng phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là bác sỹ có Chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản - Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện đ) Trưởng khoa khác phải đáp ứng các điều kiện sau: Tốt nghiệp đại học và có thời gian làm việc tại chuyên khoa đó ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Việc phân công, bổ nhiệm Trưởng khoa phải được thể hiện bằng văn bản - Là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện e) Trưởng khoa dược là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện và phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện g) Phẫu thuật viên phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là bác sỹ chuyên khoa hệ ngoại hoặc bác sỹ đa khoa có chứng nhận đào tạo chuyên khoa ngoại của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trở lên hoặc trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc tại Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế. Trường hợp được đào tạo ở nước ngoài, phẫu thuật viên phải có chứng nhận chuyên khoa - Có văn bản cho phép thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa của người đứng đầu bệnh viện theo đề nghị của người phụ trách chuyên môn của bệnh viện h) Ngoài các đối tượng trên, các đối tượng khác làm việc trong bệnh viện nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có Chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong Chứng chỉ hành nghề của người đó 6. Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động theo mẫu |
Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài |
Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu |
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu |
Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp Chứng chỉ hành nghề |
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế |
Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với Bệnh viện Nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5571/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; và phương án hoạt động ban đầu của bệnh viện |
Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu |
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của bệnh viện chuyên khoa; Bệnh viện Y học cổ truyền
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa; Bệnh viện Y học cổ truyền
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | 350.000 đồng/Giấy phép |
1. Thông tư 03/2013/TT-BTC quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành |
Phí thẩm định cấp Giấy phép hoạt động | 10.500.000 đồng/lần |
1. Thông tư 03/2013/TT-BTC quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 1556a/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Sơn La |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa; Bệnh viện Y học cổ truyền - Sơn La
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- 1 Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm - Sơn La
- 2 Cấp Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám nội tổng hợp - Sơn La
- 3 Cấp Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa ngoại - Sơn La
- 4 Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám bác sỹ gia đình - Sơn La
- 5 Cấp Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng - Sơn La
- 6 Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế, do bị mất - Sơn La
- 7 Cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả - Sơn La
- 8 Cấp Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Mắt - Sơn La
- 9 Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng - Sơn La
- 10 Cấp Giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Tâm thần - Sơn La