Thủ tục hành chính: Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức - Cà Mau
Thông tin
Số hồ sơ: | T-CMU-BS286 |
Cơ quan hành chính: | Cà Mau |
Lĩnh vực: | Khám chữa bệnh |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Sở Y tế |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Y tế |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | không |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động; nếu không cấp giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1:: | Tổ chức có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật |
Bước 2:: | Tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng tiếp nhận và trả kết quả - Sở Y tế. Địa chỉ: Số 155A, đường Bùi Thị Trường, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau vào các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút - Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút Hồ sơ đã đảm bảo đúng theo yêu cầu thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn nộp lệ phí theo quy định, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn ngay cho người đại diện tổ chức đề nghị cấp giấy phép bổ sung, điều chỉnh theo quy định hoặc trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho tổ chức trên hoàn chỉnh hồ sơ. Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính được tính kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ |
Bước 3: | Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động nhận kết quả tại Phòng tiếp nhận và trả kết quả - Sở Y tế
Công chức Phòng tiếp nhận và trả kết quả - Sở Y tế kiểm tra chứng từ nộp lệ phí, trả kết quả và yêu cầu người nhận ký nhận |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Đối với phòng khám chuyên khoa: (Theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT).
- Cơ sở vật chất: a) Xây dựng và thiết kế: - Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình - Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh b) Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế. Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2; c) Ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: - Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) - Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thăm dò chức năng; - Có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục - Có buồng thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình có diện tích ít nhất là 10 m2 nếu thực hiện kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình - Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận động trị liệu - Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2 - Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-quang chụp răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh - Thiết bị y tế: a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký b) Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa c) Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký - Tổ chức nhân sự a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó; 2. Đối với các cơ sở y tế thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS: a) Nếu đã hoạt động trước ngày 01/01/2012 thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của pháp luật chuyên ngành, còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT: Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động của Phòng khám chuyên khoa. Thời gian thực hiện chậm nhất đến ngày 01/01/2016; b) Nếu thành lập sau ngày 01/01/2012 thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT để được cấp giấy phép hoạt động |
Chưa có văn bản! |
Đối với phòng khám đa khoa: (Theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 41/2011/TT-BYT).
- Quy mô phòng khám đa khoa: Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau: a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi b) Phòng cấp cứu c) Buồng tiểu phẫu d) Phòng lưu người bệnh đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh - Cơ sở vật chất: a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau: - Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2 - Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2 - Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2 Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh - Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký. - Tổ chức nhân sự: a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau: - Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản - Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài |
Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, lãnh đạo khoa, phòng hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác |
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả hình thức tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề |
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT về Điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động đối với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài |
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất danh mục kỹ thuật chuyên môn dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
Tải về |
1. Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Theo quy định của Bộ Tài chính |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Cà Mau |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức - Thanh Hóa |
Lược đồ Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức - Cà Mau
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!