Thủ tục hành chính: Cấp Giấy phép xây dựng công trình (khác công trình nhà ở) - Đà Nẵng
Thông tin
Số hồ sơ: | T-DNG-005704-TT |
Cơ quan hành chính: | Đà Nẵng |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ủy ban nhân dân Thành phố |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các Quận (Huyện) |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các Quận (Huyện) |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Ủy ban nhân dân cấp Quận (Huyện), Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | Cấp giấy phép xây dựng: 20 ngày làm việc. Văn bản trả hồ sơ, hướng dẫn: 10 ngày làm việc. Riêng đối với hồ sơ cần báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc tham vấn cơ quan chức năng thì thời hạn giải quyết vẫn là 20 ngày làm việc, tuy nhiên thời hạn trả lời văn bản đề nghị tham vấn của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc cơ quan chức năng không quá 10 ngày làm việc |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy phép Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Các bước thực hiện đối với chủ đầu tư: - Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả hồ sơ (Người nộp hồ sơ phải là đứng đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng hoặc là người được uỷ quyền theo đúng quy định). - Liên hệ với người thụ lý hồ sơ theo Biên nhận sau 3 ngày làm việc để trao đổi về hồ sơ và kiểm tra thực địa. - Nhận Giấy phép xây dựng theo thời hạn của Biên nhận hồ sơ hoặc nhận văn bản trả hồ sơ, hướng dẫn điều chỉnh. - Liên hệ với đơn vị có chức năng (theo Giấy phép xây dựng) trước khi khởi công 3 ngày để được xác định cao trình nền nhà, chỉ giới đường đỏ và giao mốc xây dựng. |
Bước 2: | Các bước thực hiện đối với cơ quan Sở Xây dựng: - Bộ phận tiếp nhận trực tiếp kiểm tra hồ sơ theo đúng thành phần hồ sơ quy định. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trả và hướng dẫn ngay cho chủ đầu tư. - Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra thực địa theo lịch hẹn với chủ đầu tư (xem xét Giấy tờ pháp lý về nhà, đất, xác minh hiện trường, nghiên cứu hồ sơ). Trao đổi cùng Lãnh đạo Phòng và Ban Giám đốc để có hướng xử lý hồ sơ (nếu xét thấy cần thiết). Đến giai đoạn này thì có 3 trường hợp: - Khi hồ sơ hợp lệ, cập nhật đầy đủ hồ sơ, dự thảo Giấy phép xây dựng trình duyệt. - Khi hồ sơ còn vướng mắc thì báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc dự thảo văn bản tham vấn cơ quan chức năng. Sau khi có phản hồi thì dự thảo Giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời và hướng dẫn. - Khi hồ sơ chưa đúng quy định thì làm văn bản trả hồ sơ, hướng dẫn điều chỉnh. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
Trong trường hợp nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử, thắng cảnh … thì hồ sơ thiết kế phải do đơn vị tư vấn lập hoặc cá nhân có chứng chỉ hành nghề và có đăng ký hoạt động hành nghề độc lập lập hồ sơ thiết kế (từng bản vẽ thiết kế phải được lãnh đạo đơn vị ký tên đóng dấu và cá nhân có chứng chỉ hành nghề ký tên chủ trì hoặc thiết kế công trình). |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng (theo mẫu) |
Bản vẽ thiết kế điều chỉnh |
Các giấy tờ pháp lý về nhà, đất:
+ Bản sao Giấy tờ pháp lý về nhà, đất (có công chứng). Trong trường hợp nhà thuộc khu vực chỉnh trang nhưng có giải toả một phần, cần bổ sung Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền (nếu có); + Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp và hồ sơ thiết kế do đơn vị cấp phép thẩm định kèm theo Giấy phép xây dựng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo); + Một số giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và Quyết định số 103/2006/QĐ-UB ngày 22/11/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (có liệt kê tại mục III, A, Phần II Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. |
Các văn bản, giấy tờ có liên quan:
+ Đối với nhà đang thuê phải có hợp đồng thuê nhà và văn bản thoả thuận xây dựng của chủ sở hữu nhà; + Đối với trường hợp thuê đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì phải có Hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; + Đối với công trình xây chen phải có mặt bằng, mặt cắt hiện trạng công trình tỷ lệ 1/100, 1/200. Chủ đầu tư phải có phương án bản đảm an toàn và cam kết chịu trách nhiệm về các hư hỏng, thiệt hại của công trình liền kề lân cận nếu nguyên nhân hư hỏng, thiệt hại được xác định do thi công công trình mới gây ra; + Văn bản phê duyệt thiết kế và khái toán mức đầu tư công trình của chủ đầu tư, kèm theo ý kiến của các cơ quan liên quan về mô trường, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng; + Đối với các công trình tôn giáo phải có văn bản cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố. |
Hồ sơ thiết kế, gồm:
+ Mặt bằng vị trí công trình, tỷ lệ 1/200 hoặc 1/500; + Sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải; + Bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng công trình tỷ lệ 1/100 hoặc 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100, 1/200; mặt cắt móng tỷ lệ 1/50; + Phối cảnh in màu công trình. + Đối với công trình cải tạo cần có biện pháp tháo dở (nếu có), bổ sung ảnh chụp hiện trạng công trình, các bản vẽ hiện trạng bao gồm các mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng tỷ lệ 1/200, 1/500. |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn đề nghị cấp Giấy phép xây dựng
Tải về |
1. Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí cấp Giấy phép xây dựng công trình khác nhà ở | 100.000 đồng/01 giấy phép |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 3240/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ danh mục thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Cấp Giấy phép xây dựng công trình (khác công trình nhà ở) - Đà Nẵng
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!