Thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trên 3 triệu lít - Bộ Công Thương
Thông tin
Số hồ sơ: | B-BCT-BS66 |
Cơ quan hành chính: | Bộ Công thương |
Lĩnh vực: | Công nghiệp nhẹ |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Qua bưu điện, Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương |
Thời hạn giải quyết: | 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (cấp lại) |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Doanh nghiệp xin cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp gửi hồ sơ về Bộ Công Thương |
Bước 2: | Bộ Công Thương kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp |
Bước 3: | Bộ Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết |
Bước 4: | Trong trường hợp hồ sơ và các điều kiện đáp ứng yêu cầu, Bộ Công Thương quyết định cấp lại Giấy sản xuất rượu công nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do |
Bước 5: | Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu | |
Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất rượu phải có nguồn gốc hợp pháp | |
Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hàng hóa sản phẩm rượu tại Việt Nam | |
Đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường | |
Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất rượu | |
Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm | |
Sản xuất rượu công nghiệp phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được phê duyệt |
Thành phần hồ sơ
Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:
Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại đối với quy định tại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới |
Trường hợp cấp lại do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy:
* Tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, 01 bộ gửi về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, 01 bộ thương nhân lưu. Hồ sơ đề nghị cấp lại do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy bao gồm: * Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012) * Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp đã được cấp (nếu có) * Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của doanh nghiệp để cấp lại |
Số bộ hồ sơ: 2 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Tải về |
1. Thông tư 39/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
1. Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu |
2. Thông tư 39/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành |
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 954/QĐ-BCT năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp trên 3 triệu lít - Bộ Công Thương
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!