Chế độ BHYT và chế độ mai táng phí khi cựu chiến binh mất
Ngày gửi: 29/02/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định quyền lợi cựu chiến binh như sau:“Điều 5. Quyền lợi của Cựu chiến binh
…
8. Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
…”
Theo như bạn trình bày, bố bạn trong hội cựu chiến binh. Khi bố bạn mất, sẽ được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định trên.
Căn cứ theo Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP hướng dẫn chế độ mai táng phí như sau:
“II. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỰU CHIẾN BINH
…
2. Chế độ mai táng phí theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP
a) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
Mức trợ cấp tiền mai táng phí thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành (10 tháng lương tối thiểu) do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
b) Hồ sơ, thủ tục xét hưởng chế độ mai táng phí (lập thành 02 bộ hồ sơ).
– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);
Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);
Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Như vậy, theo quy định trên, mặc dù bố bạn đã chuyển hộ khẩu, tuy nhiên bố bạn vẫn là thành viên trong Hội cựu chiến binh của xã do đó bạn vẫn có thể chuẩn bị hồ sơ như trên để hưởng chế độ cho bố bạn.
1. Điều kiện nhận trợ cấp mai táng với cựu chiến binh?
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691