Chế độ chính sách đối với người làm công tác trong nhà nước chưa hưởng chế độ gì?

Ngày gửi: 02/05/2019 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL36777

Câu hỏi:

Kính chào Công ty luật TNHH Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam, tôi có 1 câu hỏi mong các anh, chị có thể trả lời giúp tôi! Nội dung như sau: Có 1 trường hợp người lao động, quá trình công tác như sau: từ 2/1954-1958 tham gia dân quân tự vệ, là tổ phó của xã; từ 3/1958-1959 là xã đội phó của xã, từ 2/1960-1963 là Phó chủ tịch UBND xã kiêm trưởng ban công an xã, từ 7/1970-1975 là Phó chủ tịch UBND xã kiêm trưởng ban công an xã và tư pháp xã, từ 10/1975- 11/1982 xin nghỉ về sản xuất kinh tế, chăm sóc vợ con (không có quyết định cho nghỉ và hộ gia đình này đi vào Nam làm kinh tế, hộ gia đinh này theo đạo và di cư tự do). Nay, trường hợp này quay lại địa phương để xin UBND cấp xã xác nhận thời gian công tác (như trên) và yêu cầu nhà nước có phụ cấp (từ khi ông này nghỉ đến thời điểm hiện tại). Như vậy, trường hợp này phải xác nhận như thế nào và có chế độ gì không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, để xác nhận thời gian công tác tại UBND cấp xã thì căn cứ Phần II Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC, người đó phải chuẩn bị hồ sơ xét hưởng các chế độ một lần, bảo hiểm y tế và mai táng phí:

“Phần II

HỒ SƠ THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ

1.1. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt:

a) Các giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc:

– Lý lịch Đảng viên (nếu là đảng viên).

– Lý lịch cán bộ, bản trích 63, lý địch quân nhân (nếu có).

– Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng (áp dụng riêng đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này).

b) Giấy tờ liên quan:

Các giấy tờ có thể chứng minh là quân nhân, công an nhân dân, thanh niên xung phong, cán bộ dân chính đảng, dân quân, du kích, công nhân viên chức Nhà nước, công nhân viên chức quốc phòng, công an, như:

– Huân, huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác.

– Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe…

– Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng BHXH một lần.

– Các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác.

1.2. Hồ sơ xét duyệt, thẩm định đối với đối tượng đã về gia đình hưởng chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm có:

– Bản khai cá nhân (1A, 2A, 3A) hoặc của thân nhân (1B, 2B, 3B).

Điều kiện xét tặng nhà tình nghĩa

Bản khai của thân nhân phải kèm theo giấy ủy quyền của các thân nhân chủ yếu khác, có sự xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người ủy quyền cư trú (mẫu 04).

– Bản sao một trong các giấy tờ gốc hoặc các giấy tờ có liên quan theo quy định tại tiết 1.1, khoản 1, Mục này, có công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú.

Riêng đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này ngoài bản khai (2A hoặc 2B) phải có bản trích sao quá trình công tác được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C) và bản sao (phôtocopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.

– Biên bản xem xét và xác nhận đối tượng của hội nghị liên tịch thôn, xóm, tổ dân phố, ấp… (mẫu 05).

– Biên bản xét và xác nhận của Hội nghị BCH Hội Cựu chiến binh xã, phường (mẫu 06).

– Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã (phường) (mẫu 7A).

– Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ một lần.

Đối tượng chưa được hưởng chế độ, chính sách (mẫu 9A).

Chế độ hưởng trợ cấp lần đầu

Đối tượng B, C, K (mẫu 9B).

Đối tượng dân quân, du kích tập trung (mẫu 10A).

– Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần (mẫu 10A).

1.3. Hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ một lần đối với đối tượng quy định tại Mục II, Phần I Thông tư này, đang công tác, được lập thành 02 bộ như sau:

– Bản khai cá nhân có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (mẫu 2A).

– Bản trích sao quá trình công tác của đối tượng được hưởng chế độ có xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch (mẫu 2C).

– Bản sao (phôtôcopy) toàn bộ quá trình công tác của cá nhân đối tượng do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cung cấp và xác nhận.

– Công văn đề nghị (mẫu 7A) kèm theo danh sách đối tượng hưởng chế độ của cơ quan, đơn vị từ cấp quản lý đối tượng đến cấp ra quyết định hưởng chế độ cho đối tượng (mẫu 9B).

Điều kiện để được xác nhận là bệnh binh

– Quyết định hưởng chế độ một lần (mẫu 10A).

2. Hồ sơ xét hưởng chế độ bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí.

2.1. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm y tế được lập thành 02 bộ như sau:

– Đơn đề nghị của đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương xã (phường) nơi cư trú.

– Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 hoặc bản sao một trong các quyết định được hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc…), trường hợp đối tượng không còn các quyết định trợ cấp một lần thì làm bản khai nêu rõ quá trình tham gia kháng chiến chống Mỹ và công tác, được Hội đồng chính sách xã xem xét đề nghị.

– Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi đối tượng cư trú (mẫu 7B)

– Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận) (mẫu 8B) kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (mẫu 9D).

– Danh sách tổng hợp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (mẫu 9D).

Điều kiện tặng Huân chương kháng chiến hạng ba?

– Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) hưởng chế độ BHYT (mẫu 10B).

2.2. Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí được lập thành 02 bộ như sau:

– Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương xã (phường) nơi cư trú.

– Giấy chứng tử.

– Công văn đề nghị của UBND xã (phường) nơi đối tượng cư trú (mẫu 7C).

– Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 hoặc bản sao một trong các quyết định được hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc; trợ cấp một lần) hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ BHYT theo quy định tại Thông tư này.

– Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (quận) (mẫu 8C), kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí (mẫu 9E).

– Danh sách tổng hợp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (mẫu 9E).

Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần đối với thân nhân dân công hỏa tuyến

– Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) hưởng chế độ mai táng phí (mẫu 10C).”

Mục 1.1 Phần III Thông tư 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC quy định trình tự thực hiện của cá nhân và nhân thân của cá nhân được hưởng chế độ:

“Phần III

TRÁCH NHIỆM VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG

1. Trách nhiệm và trình tự thực hiện của cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, chi trả chế độ một lần đối với các đối tượng đã về gia đình.

1.1. Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng:

a) Làm bản khai theo mẫu quy định.

b) Nộp 2 bộ hồ sơ gồm: bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc; giấy tờ có liên quan (nếu có) cho Ủy ban nhân dân xã (phường).

c) Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ cá nhân và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ hai, về chế độ cho đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước quy định tại Quyết định 290/2005/QĐ-TTg. Cụ thể, đối tượng áp dụng là công chức, viên chức được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định này:

“Điều 1. Nay quy định chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước như sau:

1. Đối tượng và chế độ áp dụng:

a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B,C,K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng.”

Để tính thời gian chế độ cho cán bộ xã đã có thời gian tham gia dân quân và mức hưởng trợ cấp một lần thì phải căn cứ vào Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:

“2. Chế độ được hưởng.

2.1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a) Thời gian được tính hưởng chế độ là thời gian công tác thực tế, bao gồm thời gian tham gia quân đội, công an, cán bộ dân chính đảng trong khoảng từ 20/07/1954 đến 31/12/1976.

b) Trường hợp có thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung sau đó phát triển thành bộ đội, công an, công nhân viên chức thì được tính cả thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung để tính hưởng chế độ.

c) Đối tượng có thời gian công tác thực tế nếu gián đoạn có lý do chính đáng thì được cộng dồn để hưởng chế độ.

d) Thời gian công tác thực tế được tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính là một năm, dưới 6 tháng được tính là nửa năm (1/2 năm).

2.2. Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần:

a) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng là 1.200.000 đồng (một triệu hai trăm ngàn đồng).

b) Đối tượng có thời gian hưởng chế độ trên 2 năm, mức hưởng được tính theo công thức sau:

Mức hưởng = số năm được tính hưởng x 600.000 đ”

Thời gian công tác thực tế của người đã từng là cán bộ xã này 13 năm, do đó mức hưởng chế độ trợ cấp một lần của người này là = 13 x 600.000 = 7.800.000 đồng trong trường hợp người này chưa được hưởng chế độ, chình sách của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, Chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí cho những đối tượng này được căn cứ Mục IV Thông tư liên tịch 191/2005/TTLT/BQP-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

“IV. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ MAI TÁNG PHÍ

1. Chế độ bảo hiểm y tế

1.1. Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/04/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ, được Nhà nước mua bảo hiểm y tế với mệnh giá bằng 3% lương tối thiểu.

1.2. Quyền lợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Chế độ mai táng phí

2.1. Đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/04/1975 trở về trước quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, bao gồm: quân nhân, công an nhân dân, cán bộ, công nhân viên chức, công nhân viên chức quốc phòng, công an, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung, người nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động, khi từ trần nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội và chính sách người có công thì người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận tiền mai táng phí.

2.2. Mức trợ cấp tiền mai táng phí được thực hiện như các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do Chính phủ quy định tại thời điểm đối tượng từ trần.

2.3. Trường hợp đối tượng từ trần từ ngày Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì hành đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu chưa được hưởng chế độ mai táng phí thì người hoặc tổ chức lo mai táng cho đối tượng được hưởng theo quy định tại Thông tư này.”

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.