Chế độ thăm nom người đang bị tạm giam
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Mẹ đẻ em bị tạm giam vì tội đánh bạc được 12 ngày,e muốn thăm và mang thực phẩm quần áo,xin hỏi e cần làm thủ tục gì ??? E muốn mẹ e viết giấy ủy quyền cho e lĩnh hộ lương hưu trí của mẹ e sẽ phải làm thế nào ạ ?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Chế độ thăm người bị tạm giam.
Theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam, theo đó tại Điều 21 của Nghị định 89/1998/NĐ-CP quy định người bị tạm giam được trích xuất để gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác. Điều 20 của Nghị định 89/1998/NĐ-CP cũng quy định việc trích xuất người bị tạm giam chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự.
Điều 22 của Nghị định 89/1998/NĐ-CP có quy định Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện Lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp theo các trường hợp nêu tại Điều 21 để xem xét, kiểm tra nhằm đảm bảo trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng của người đó.
Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giứ, trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Người bị tạm giữ, tạm giam và thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác của người bị tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ nội quy gặp gỡ. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tổ chức phổ biến nội quy gặp gỡ và cử cán bộ, chiến sĩ giám sát, đề phòng người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn hoặc giao, nhận những vật bị cấm mang ra, mang vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác thực hiện quy định này.
Như vậy, nếu chị muốn vào thăm mẹ chị đang bị tạm giam thì cần phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn xét xử. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét việc có cho chị gặp người thân hay không.
2. Về việc ủy quyền lĩnh lương hưu trí thì căn cứ vào khoản 10 Điều 25 Quyết định 01/2014/QĐ-BHXH ngày 03 tháng 01 năm 2014: "Người lao động, thân nhân người lao động hoặc người giám hộ của người lao động, thân nhân người lao động có thể trực tiếp hoặc nhờ người khác thay mình nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội; nhưng phải trực tiếp nhận kết quả giải quyết và tiền hưởng bảo hiểm xã hội".
Đầu tiên, chị và mẹ chị phải làm giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu theo mẫu số 18- CBH ban hành kèm theo Quyết định 919/2015/QĐ-BHXH có xác nhận của chính quyền địa phương. Thời hạn ủy quyền do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì thời hạn ủy quyền là 01 năm.
Tiếp theo, chị phải trực tiếp đến nhận tiền chế độ Bảo hiểm xã hội hàng tháng tại nơi chi trả. Khi đến nhận, chị cần có những giấy tờ sau:
- Giấy ủy quyền, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh;
- Sổ bảo hiểm xã hội;
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691