Hệ thống pháp luật

Chi phí khi yêu cầu giải quyết ly hôn

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35337

Câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi muốn ly hôn, chồng tôi không chịu ký vào đơn thì tôi phải gửi đơn ở đâu? Mức phí là bao nhiêu ạ? Và tôi có một bé 28 tháng làm sao tôi có quyền nuôi con ạ? Cảm ơn luật sư! 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009

2. Nội dung tư vấn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật của Tòa án. Ly hôn có thể được thực hiện khi một bên đơn phương xin ly hôn hoặc thuận tình ly hôn.Căn cứ Điều 55, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn theo yêu cầu một bên là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Thuận tình ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng, dựa trên sự tự nguyện của hai bên và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Trong trường hợp chồng bạn không đồng ý ký vào đơn ly hôn thì bạn có thể đơn phương xin ly hôn. 

Căn cứ Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản chung. Cụ thể, theo Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tòa án cấp huyện  nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

Như thế, tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án cấp huyện nơi chồng chị cư trú. 

Vấn đề người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 024.6294.9155

Căn cứ khoản 3 Điều 80 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009 thì án phí sơ thẩm vụ án hôn nhân và gia đình (trường hợp không có giá ngạch) là 200 nghìn đồng. Trường hợp có giá nghạch thì tính trên giá trị tài sản tranh chấp. 

Như thế, nếu như bạn không rơi vào trường hợp không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc con thì bạn có quyền trực tiếp nuôi con trong trường hợp này. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn