BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1999/CT-BCN | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂM 1999.
Năm 1998, các doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước đã khắc phục nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, khu vực, do thiên tai, do phần lớn cơ sở vật chất – công nghệ còn lạc hậu… đã phấn đấu rất cao, do đó tốc độ tăng cường đạt tới 12,1% so với năm 1997.
Năm 1999, ngành Công nghiệp ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp theo nội dung Nghị quyết Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ tư là :
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 10% đến 11% so với năm trước, trong đó:
- Điện phát ra 24,38 tỷ KWh
- Than sạch 10 triệu tấn
- Thép cán 1,3 triệu tấn
- Vải lụa các loại 350 triệu mét
- Giấy bìa 270.000 tấn
- Sữa 165 triệu hộp
…
Bộ Công nghiệp chỉ thị các Tổng công ty, Sở Công nghiệp, công ty, doanh nghiệp, các cơ quan vụ, cục, viện, trường…(gọi chung là đơn vị) trong ngành tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ tư đã đề ra.
I. MỤC TIÊU THI ĐUA
1. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kinh tế nêu trên.
2. Các Tổng công ty, các Sở Công nghiệp căn cứ vào kế hoạch năm 1999, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng các mục tiêu thi đua cụ thể, bảo đảm chỉ tiêu tăng cường sản xuất của Tổng công ty trên 10% so với năm 1998.
3. Các cục, vụ, ban, viện, các Sở Công nghiệp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, hướng dẫn các đơn vị tổ chức phong trào thi đua đổi mới quản lý, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ công tác khác.
4. Các cơ sở sản xuất, xây dựng đặt chỉ tiêu thi đua, tăng trưởng sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao trên cơ sở phấn đấu sử dụng cao nhất năng lực sản xuất theo công suất thiết kế ở đơn vị. Bảo đảm việc làm và đời sống người lao động trong đơn vị.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Tập trung chỉ đạo phong trào thi đua lao động sản xuất các sản phẩm công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và các sản phẩm thay thế nhập khẩu.
Chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử, hóa chất hướng vào việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, vào việc chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng cơ kim khí tiêu dùng.
2. Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng và các cơ quan nghiên cứu đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tạo sức cạnh tranh mới cho các nhãn hiệu sản phẩm Việt Nam- Sớm thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000 và các tiêu chuẩn ISO, IEC, ITU đã được xác định làm chuẩn mực cho sự hòa nhập thị trường quốc tế, trước mắt là thực hiện cam kết tham gia AFTA.
Chú trọng bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường.
3. Các đơn vị tổ chức sâu rộng phong trào tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Tiết kiệm nghiêm ngặt trong sản xuất, xây dựng; giảm chi phí hành chính, lễ tân,quảng cáo có tính chất phôn trương hình thức. Từng đơn vị phải xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể, đặt mức thưởng cho những tập thể và cá nhân trong đơn vị thực hành tiết kiệm có hiệu quả.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào CKT trong thanh niên công nhân viên chức; động viên thanh niên đi đầu trong phong trào tiết kiệm.
4. Các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, trước hết là pháp luật về lao động, an toàn, bảo hiểm…trong công nhân viên chức. Tổ chức thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để khắc phục những thiếu sót, nhất là những tiêu cực.
Từng đơn vị tổ chức phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, an ninh chính trị, kinh tế, an toàn xã hội theo chỉ đạo của địa phương và ngành. Chấp hành nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.
5. Các trường đào tạo, dạy nghề thi đua đổi mới quản lý, tăng cường chất lượng dạy và học. Nhà trường hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao trình độ thực hành của học viên, góp phần làm tốt công tác tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
6. Các đơn vị tổ chức sâu rộng phong trào “Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đẩy mạnh các hoạt động văn - thể, thư viện… Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Có các biện pháp kiên quyết đẩy lùi tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy.
III. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM 1999.
1. Các đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua ngay từ đầu. Kế hoạch thi đua chia ra nhiều đợt, gắn với các ngày lễ kỷ niệm lịch sử trong nước, ngành và địa phương.
Tiêu chuẩn và phương hướng tổ chức thi đua cần đổi mới, thiết thực. Phải làm tốt từ khâu động viên, cổ vũ, bình chọn thi đua. Trong mỗi đợt phát động thi đua cần tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệp và khen thưởng kịp thời. Người nào tài giỏi, chăm chỉ, có thành tích đóng góp vào hiệu quả chung đều được tuyên dương khen thưởng xứng đáng.
2. Tìm tòi các hình thức tổ chức phong trào thích hợp, sôi nổi, liên tục và rộng khắp để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa càng cần tổ chức, chỉ đạo tốt phong trào thi đua yêu nước để nâng cao hiệu qủa kinh tế của doanh nghiệp, phát huy quyền làm chỉ của các cổ đông.
3. Từng đơn vị và các cơ quan cấp trên đơn vị cần quan tâm kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua, thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng các nhân tố mới, biểu dương các tấm gương lao động sáng tạo, làm tốt công tác chuẩn bị cho Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc vào cuối năm 2000.
Chính phủ sẽ ban hành tiêu chuẩn Anh hùng, Chiến sỹ thi đua trong thời kỳ đổi mới. Các đơn vị sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn mới để bình chọn, giới thiệu. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Khẩu hiệu thi đua năm 1999 trong toàn ngành Công nghiệp là: “Tất cả vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho nước mạnh, dân giầu”.
Mọi người đồng lòng, đồng sức, đoàn kết thi đua, động viên mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 1999.
| BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
- 1 Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1 Chỉ thị 09/2004/CT-BTS về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong Ngành Thuỷ sản, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Chỉ thị 144-CT về tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa năm 1983 và 3 năm 1983-1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Chỉ thị 22-CT năm 1982 về tổ chức phong trào thi đua yêu nước XHCN, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1982, làm đà tiến lên hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Chỉ thị 09/2004/CT-BTS về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong Ngành Thuỷ sản, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2004 do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2 Chỉ thị 64-CT về tiếp tục đẩy mạnh phòng trào thi đua yêu nước XHCN năm 1984 do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3 Chỉ thị 144-CT về tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa năm 1983 và 3 năm 1983-1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Chỉ thị 22-CT năm 1982 về tổ chức phong trào thi đua yêu nước XHCN, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1982, làm đà tiến lên hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành