ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 13 tháng 5 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
Ngày 03 tháng 3 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ngày 26 tháng 11 năm 2010, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Nhằm đảm bảo việc thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu quả; nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm, ý thức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm:
a) Triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức hiểu rõ, thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các quy định có liên quan đến hoạt động công chức, công vụ;
b) Xây dựng các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức nhằm hạn chế các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Phân công, bố trí công chức chuyên trách thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và tham mưu giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị gây ra khi thi hành công vụ thuộc phạm vi các trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ theo quy định;
đ) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường;
e) Phối hợp với Sở Tài chính trong việc xác định nhu cầu kinh phí và lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí hàng năm để đảm bảo công tác bồi thường đúng quy định;
g) Định kỳ 6 tháng và hàng năm thống kê (thống kê đầy đủ các vụ việc đã, đang và chưa được xem xét, giải quyết), tổng kết, đánh giá (nêu rõ những khó khăn, vướng mắc) việc thực hiện công tác bồi thường trong phạm vi do cơ quan, đơn vị quản lý, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đúng quy định pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giải quyết bồi thường của Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiệu quả và đúng pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố;
đ) Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện;
e) Rà soát, hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật; những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
g) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nhằm hạn chế các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong khi thi hành công vụ.
4. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về bồi thường và công tác giải quyết bồi thường đúng quy định pháp luật.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày và được đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký.
Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 2 Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 1 Kế hoạch 297/KH-UBND thực hiện công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2 Chỉ thị 15/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3 Chỉ thị 17/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Chỉ thị 09/2011/CT-UBND về tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Chỉ thị 01/2011/CT-UBND về tăng cường triển khai và thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7 Chỉ thị 04/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8 Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- 9 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 1 Chỉ thị 04/2010/CT-UBND triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 01/2011/CT-UBND về tăng cường triển khai và thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3 Chỉ thị 09/2011/CT-UBND về tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4 Chỉ thị 17/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Chỉ thị 15/2013/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Kế hoạch 297/KH-UBND thực hiện công tác bồi thường của nhà nước năm 2016 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 7 Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)