ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp lần thứ 2, thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Đây là đạo luật quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm thể chế hóa chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Trong thời gian qua, việc thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnhta đã được các cấp, các ngành, từng gia đình cùng xã hội quan tâm tổ chức, thực hiện và đã mang kết quả đáng phấn khởi.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh ta còn bộc lộ nhiều yếu kém; các vụ bạo lực gia đình chưa có chiều hướng thuyên giảm, mức độ vi phạm và hậu quả của các vụ việc bạo lực gia đình ngày càng nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của gia đình. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh tổ chức, yhực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; biên soạn tài liệu, tổ chức hướng dẫn cho cán bộ của các sở, ban , ngành và những người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Gíup việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật phải được hoàn thành trong quý II năm 2011;
c) Xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chậm nhất cuối quý II năm 2011;
d) Tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình cấp tỉnh, cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chậm nhất vào cuối quý II năm 2011;
đ) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế xây dựng cơ chế phối hợp trong việc nắm bắt thông tin và thống kê, báo cáo kết quả xử lý các vụ việc bạo lực gia đình; hướng dẫn thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết thực tiễn và nhân rộng các mô hình, điển hình về phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập phương án xây dựng cơ sở trợ giúp và nhà tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình;
g) Theo dõi, đôn đốc công tác triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ hàng năm kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện pháp lật về phòng, chống bạo lực gia đình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp lập kế hoạch, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trong việc đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tăng thời lượng, tần suất, mở rộng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, hình ảnh, phóng sự về các hoạt động triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bổ sung, lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng cấp học; tổ chức quán triệt và tuyên truyền sâu rộng nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với từng cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục.
4. Sở Y tế củng cố và tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế công lập đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc y tế và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; ban hành và thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế cho nạn nhân là bệnh nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo số lượng bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại nơi khám và điều trị.
5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, lồng ghép nội dung giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trfinh mục tiêu giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội;
Chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Sở Tư pháp tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hòa giải ở cơ sở, kịp thời biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở, từng bước nâng cao kết quả hòa giải mâu thuẫn, trang chấp giữa các thành viên trong gia đình, góp phần ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình.
7. Công an tỉnh: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình trong lực lượng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo, đồng thời chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ban, ngành, địa phương thực hiện tốt tinh thần Chỉ thị này.
8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành có liên quan bố trí ngân sấch, bảo đảm nguồn kinh phí thường xuyên cho việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổc hức thành viên, đặc biệt là Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức xã hội, tích cực tuyên truyền, giáo dục hội viên và người dân chấp hành nghiên pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các tổ chức thành viên phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí ngân sách, xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cho nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn lập danh sách và công bố các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
11. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản dưới luật trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý .
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 3 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 4 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 1 Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2013 tổ chức triển khai và thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2013 triển khai thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Chỉ thị 09/2013/CT-UBND về triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5 Chỉ thị 05/2013/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6 Chỉ thị 42/CT-UBND năm 2012 triển khai thi hành Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc Hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7 Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tổ chức thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 1 Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Chỉ thị 34/CT-UBND năm 2013 tổ chức triển khai và thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2013 triển khai thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4 Chỉ thị 09/2013/CT-UBND về triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5 Chỉ thị 05/2013/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6 Chỉ thị 42/CT-UBND năm 2012 triển khai thi hành Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc Hội về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7 Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tổ chức thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Cao Bằng ban hành