- 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 2 Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 3 Thông tư 20/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Thông tư 08/2011/TT-BTP hướng dẫn nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Quyết định 09/2001/QĐ-BXD về Quy định công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ Xây dựng
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-BXD | Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Trong thời gian vừa qua các đơn vị trực thuộc Bộ đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 87, Điều 88, Điều 91 của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/6/2008; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP), Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2010/TT-BTP).
Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành gửi đến Bộ Xây dựng chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời; nhiều đơn vị thực hiện không đúng yêu cầu của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP , thậm chí có đơn vị không thực hiện việc kiểm tra, còn có sự chồng chéo giữa đơn vị được giao tiếp nhận, phân công đơn vị xử lý văn bản với đơn vị chủ trì trong công tác kiểm tra văn bản.
Để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện tốt các việc sau:
1. Các văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các cơ quan) ban hành gửi đến Bộ Xây dựng là đối tượng được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1, Điều 24 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư số 20/2010/TT-BTP và có nội dung liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là văn bản thuộc đối tượng kiểm tra) phải được kiểm tra và xử lý theo các quy định của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Thông tư số 20/2010/TT-BTP. Việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chỉ kết thúc khi văn bản đã được xử lý theo các quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành đều phải được tiến hành tự kiểm tra ngay sau khi văn bản được ban hành và khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Chủ trì kiểm tra và xử lý văn bản theo thẩm quyền đối với các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra và có các quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng mà đơn vị được phân công phụ trách, theo quy trình được quy định tại Điều 9 của Thông tư số 20/2010/TT-BTP và các quy định sau:
a) Kiểm tra văn bản: Kiểm tra và đôn đốc các đơn vị phối hợp kiểm tra gửi kết quả kiểm tra đúng thời gian; Tổng hợp kết quả kiểm tra của các đơn vị, ghi và gửi Phiếu kiểm tra văn bản (xem phụ lục kèm theo Chỉ thị) cho Văn phòng Bộ.
b) Xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm: Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu vi phạm các quy định tại Điều 3, Điều 6, Điều 24 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 20/2010/TT-BTP đơn vị được giao chủ trì kiểm tra văn bản sẽ chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xử lý theo các quy định tại khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 20, Điều 23, Điều 26 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-BTP , đồng thời tiến hành:
- Lập Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (mẫu số 01/BTP/KTrVB ban hành kèm theo Thông tư số 20/2010/TT-BTP) đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do đơn vị phụ trách;
- Lập Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật (theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư số 20/2010/TT-BTP);
- Chủ trì xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật do đơn vị hoặc đơn vị phối hợp phát hiện;
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan ban hành văn bản xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;
- Thông báo diễn biến trong quá trình xử lý để Văn phòng Bộ bổ sung vào Phiếu kiểm tra văn bản.
c) Lập và gửi báo cáo kiểm tra, xử lý văn bản 6 tháng và hàng năm cho Vụ Pháp chế để tổng hợp:
Báo cáo công tác kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp, cụ thể như sau:
- Báo cáo 6 tháng: Thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 31 tháng 3 của năm báo cáo; Các đơn vị lập và gửi báo cáo cho Vụ Pháp chế trước ngày 03 tháng 4 của năm báo cáo.
- Báo cáo cả năm: Thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo; Các đơn vị lập và gửi báo cáo cho Vụ Pháp chế trước ngày 03 tháng 10 của năm báo cáo.
3. Phối hợp với các đơn vị chủ trì kiểm tra, xử lý văn bản:
a) Về việc kiểm tra văn bản:
- Thực hiện theo các quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 9 Thông tư số 20/2010/TT-BTP;
- Ghi và chuyển Phiếu kiểm tra văn bản cho đơn vị chủ trì kiểm tra.
b) Về việc xử lý đối với các văn bản có dấu hiệu vi phạm:
- Lập và chuyển Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật cho đơn vị chủ trì kiểm tra;
- Phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm tra trong việc xử lý các văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Tự kiểm tra, xử lý văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo và được Bộ Xây dựng ban hành theo các quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định 40/2010/NĐ-CP.
Trong quá trình tự kiểm tra, xử lý văn bản có thể phối hợp với các đơn vị có liên quan để kiểm tra, xử lý đối với các nội dung không thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản lập báo cáo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản do Bộ Xây dựng ban hành theo định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi cho Vụ Pháp chế để tổng hợp. Thời điểm lấy số liệu và thời gian báo cáo như đối với công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
5. Văn phòng Bộ có nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Khoản 2 , 3, 4 của Chỉ thị này.
b) Là đầu mối tiếp nhận các loại văn bản do các cơ quan gửi đến Bộ Xây dựng và chuyển cho các đơn vị xử lý sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Bộ theo các quy định tại Quy định về công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ Xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2001/QĐ-BXD ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Đối với các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra cần thực hiện như sau:
- Nghiên cứu kỹ nội dung văn bản do các cơ quan gửi đến, dự kiến đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trình Lãnh đạo Bộ duyệt;
- Gửi Phiếu kiểm tra văn bản cho đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản, đơn vị phối hợp kiểm tra văn bản đối với các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra;
- Tiếp nhận, cập nhật kết quả xử lý và lưu Phiếu kiểm tra văn bản trên mạng Lotus Notes.
c) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị kiểm tra và xử lý văn bản đúng quy định trong Phiếu kiểm tra văn bản.
d) Bố trí kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản theo Dự trù do Vụ Pháp chế lập đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
6. Vụ Pháp chế có nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Khoản 2, 3, 4 của Chỉ thị này.
b) Tham gia xử lý các văn bản có dấu hiệu vi phạm khi được Lãnh đạo Bộ yêu cầu.
c) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản cho các đơn vị.
d) Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo kết quả kiểm tra và tự kiểm tra.
e) Lập báo cáo gửi Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, xử lý văn bản (theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 35 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, khoản 3 Điều 16 Thông tư số 20/2010/TT-BTP). Đối với Báo cáo 6 tháng tổng hợp xây dựng Báo cáo trình Lãnh đạo Bộ trước ngày 06 tháng 4 của năm báo cáo, đối với Báo cáo hàng năm tổng hợp xây dựng Báo cáo trình Lãnh đạo Bộ trước ngày 06 tháng 10 của năm báo cáo.
f) Lập dự trù kinh phí cho công tác KTVB hàng năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
7. Tổ chức thực hiện
a) Chỉ thị này có hiệu lực từ ngày ký.
b) Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Bộ lập kinh phí bổ sung phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản 6 tháng cuối năm 2012.
c) Đối với các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra đã được Văn phòng Bộ chuyển đến đơn vị từ ngày 01/10/2011 đến ngày Chỉ thị này có hiệu lực Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý và lập Phiếu kiểm tra văn bản theo hướng dẫn tại Phụ lục của Chỉ thị này. Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Được ban hành kèm theo Chỉ thị số: 01/CT-BXD ngày 08/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN(1)
Tên văn bản được kiểm tra(2): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản(3): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đơn vị phối hợp kiểm tra văn bản (4): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thời hạn kiểm tra văn bản (5): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kết quả kiểm tra văn bản (6): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Quá trình xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL (7):
- Nội dung xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL (8): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Văn bản gửi cho cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái PL(9): . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Văn bản gửi cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tiếp theo(10): . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL (11): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
| Hà Nội, ngày.... tháng... năm 20.... Lãnh đạo đơn vị kiểm tra(12) ký tên và đóng dấu(nếu có) |
Hướng dẫn ghi Phiếu kiểm tra văn bản:
(1): Phiếu kiểm tra văn bản được lập để theo dõi một cách tổng quát quá trình kiểm tra, xử lý văn bản và đươc lập cho tất cả các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra;
(2): Tên văn bản được kiểm tra được ghi đầy đủ: tên loại; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; tên cơ quan ban hành; chức vụ người ký; tên gọi của văn bản;
(3): Đơn vị chủ trì kiểm tra văn bản: Tên đơn vị được Lãnh đạo Bộ giao cho chủ trì kiểm tra văn bản;
(4): Đơn vị phối hợp kiểm tra văn bản: gồm các đơn vị được Lãnh đạo Bộ giao phối hợp kiểm tra văn bản và các đơn vị trong, ngoài Bộ được đơn vị chủ trì đề nghị tham gia trong quá trình kiểm tra, xử lý văn bản;
(5): Thời hạn kiểm tra văn bản: thực hiện theo Quy trình nội bộ số 84/VP-HCTC ngày 18.8/2011 do đ/c Chánh văn phòng Bộ ký;
(6): Kết quả kiểm tra văn bản ghi: văn bản có hoăc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì ghi rõ văn bản vi phạm những khoản nào của Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP;
(7): Quá trình xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL: Được ghi trước khi đơn vị chủ trì kiểm tra chuyển Phiếu kiểm tra văn bản và được bổ sung trong quá trình xử lý cho đến khi việc xử lý văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật kết thúc;
(8): Nội dung xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL ghi: nội dung đề nghị cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật xử lý: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản, đính chính văn bản;
(9): Văn bản gửi cho cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật ghi: Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; trích yếu nội dung của các văn bản gửi cho cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
(10): Văn bản gửi cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tiếp theo ghi số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; trích yếu nội dung của các văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền xử lý tiếp theo khi: cơ quan ban hành không xử lý, không nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan ban hành, không nhận được kết quả xử lý của cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
(11): Kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái PL ghi:
- Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; trích yếu nội dung của văn bản xử lý của cơ quan ban hành đối với văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; trích yếu nội dung của các văn bản xử lý của cơ quan có thẩm quyễn xử lý tiếp theo;
- Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; trích yếu nội dung của văn bản đã được ban hành để đình chỉ, sửa đổi, bổ sung hay thế văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(12): Lãnh đạo đơn vị kiểm tra: là Lãnh đạo của đơn vị chủ trì khi phiếu kiểm tra do đơn vị chủ trì lập; là Lãnh đạo của đơn vị phối hợp khi phiếu kiểm tra do đơn vị phối hợp lập.
- 1 Quyết định 2313/QĐ-BTP năm 2012 về Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp
- 2 Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư 08/2011/TT-BTP hướng dẫn nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Thông tư 20/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 7 Quyết định 09/2001/QĐ-BXD về Quy định công tác tiếp nhận, xử lý và ban hành văn bản của cơ quan Bộ Xây dựng
- 1 Quyết định 1000/QĐ-BGTVT năm 2011 về kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 2313/QĐ-BTP năm 2012 về Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp