Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/1999/CT-BTP

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 174/UBTVQH 10 CỦA UỶ BANTHƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VÀO DỰ THẢO BỘLUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI) TRONG NGÀNH TƯ PHÁP

Ngày 11 tháng 2 năm 1999, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số174/UBTVQH 10 về việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự án Bộ luậtHình sự (sửa đổi). Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời làcơ quan theo dõi công tác thực hiện pháp luật, công tác Tư pháp, toàn ngành Tưpháp cần coi việc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Bộ luật Hình sự là một đợtsinh hoạt chính trị - pháp lý lớn, là dịp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệpvụ, cập nhật thông tin về những vấn đề thời sự của pháp luật hình sự trong cơchế kinh tế mới. Mỗi cán bộ, công chức, mỗi đơn vị trong ngành có trách nhiệmgóp phần hoàn chỉnh Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

I. YÊU CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VÀO DỰ THẢO BỘ LUẬTHÌNH SỰ.

Đểviệc lấy ý kiến thực sự có hiệu quả, cần bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1.Làm cho toàn thể cán bộ, nhân dân nắm được những quan điểm về chính sách hìnhsự của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và khu vực; kết hợpviệc lấy ý kiến về từng quy định của Dự thảo với việc liên hệ thực tiễn đấutranh phòng chống tội phạm để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân;

2.Việc tổ chức lấy ý kiến phải tiến hành sâu rộng, khẩn trương, phù hợp với điềukiện của từng cơ quan, đơn vị và cơ sở, để đông đảo cán bộ, nhân dân được thôngtin đầy đủ về Dự thảo Bộ luật, tham gia góp ý kiến vào Dự thảo;

3.Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, truyền đạt nội dung chính xác, dễ hiểu, gợi ý thảoluận sát hợp với từng đối tượng; tổng hợp ý kiến chính xác, đầy đủ;

4.Bảo đảm tiến độ đã quy định tại Kế hoạch số 174/UBTVQH 10 ngày 11/2/1999 cuả Uỷban thường vụ Quốc hội.

II. TỔ CHỨC VIỆC LẤY Ý KIẾN

Đểviệc tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Bộ luật Hình sự đạt kết quả caonhất, các đơn vị hữu quan trong Bộ, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các Sở Tưpháp cần làm tốt các việc sau đây:

1.Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính phối hợp với Viện nghiên cứukhoa học Pháp lý tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề về các nội dung mới củaDự thảo còn có ý kiến khác nhau để các nhà khoa học, luật gia, cán bộ áp dụngpháp luật hình sự đóng góp ý kiến;

2.Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật xây dựng kế hoạch tuyên truyềntrên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn hành các tài liệu cần thiết phụcvụ cho đợt lấy ý kiến; phối hợp với Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính làm đầumối tổ chức đội ngũ báo cáo viên để phục vụ đợt lấy ý kiến; theo dõi, tổng hợpý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng;

3.Tạp chí Dân chủ và pháp luật ấn hành số chuyên đề phục vụ cho đợtlấy ý kiến; giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn của các chế định cơ bản, ýnghĩa pháp lý của các quy định trong Dự thảo;

4.Báo Pháp luật đăng tải thường xuyên các tài liệu, các tin bàiviết về đợt lấy ý kiến này;

5.Pháp chế các Bộ, ngành lập kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của cácđơn vị hữu quan kể cả các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu thuộc Bộ,ngành, trình lãnh đạo Bộ, ngành quyết định và tổ chức thực hiện;

6.Các Sở Tư pháp trao đổi ý kiến với cơ quan Nội chính, Toà án,Kiểm sát, chủ động phối hợp với Hội Luật gia tham mưu cho Hội đồng nhân dântrong việc lập Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến; xây dựng chương trình, kế hoạchhoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ giữa các thành viên, xây dựng kế hoạch tổchức lấy ý kiến ở địa phương. Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến có các nội dung chủyếu là:

a)Đối tượng và địa bàn cần lấy ý kiến;

b)Các hình thức lấy ý kiến;

c)Những nội dung mà từng đối tượng cần tập trung đóng góp ý kiến (cán bộ, nhândân ở đô thị cần tập trung vào các chương XVI, XVII, XVIII, XIX, XX...; cán bộ,nhân dân vùng rừng núi - các chương XV, XVII, XVIII...; cán bộ nhân dân ở nôngthôn - các chương XV, XVI, XVII...; cán bộ quản lý kinh tế, doanh nghiệp - cácchương XIV, XVI, XVII...);

d)Tổ chức lực lượng báo cáo viên, cán bộ tổng hợp triển khai việc lấy ý kiến;

đ)Biện pháp phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động, tuyên truyềncơ sở phục vụ cho việc lấy ý kiến;

e)Phân công việc ấn hành, nhân bản các loại tài liệu theo điều kiện của từng địaphương; ngoài những tài liệu chung đã được cấp phát, cần chuẩn bị tài liệu gợiý thảo luận về từng vấn đề phù hợp với từng đối tượng được lấy ý kiến;

g)Phương pháp tổng hợp và tổ chức việc tổng hợp ý kiến;

h)Dự trù kinh phí lấy ý kiến.

III. VIỆC LẤY Ý KIẾN TRONG NGÀNH ĐÓNG GÓP VÀO DỰ THẢO.

Cácđơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tư pháp, các tổ chức pháp chế Bộ, ngành tổ chứclấy ý kiến đóng góp gửi về Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính trước ngày 25/3/1999 để kịp tổng hợp gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 5/4/1999.

1.Các đơn vị trong Bộ bố trí thời gian để cán bộ, công chức nghiên cứu Dự thảo và đóng góp ý kiến từ 3 đến 5 ngày. Khi thảo luận cần tập trung vào những vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý, chỉ đạo của mình.

2.Pháp chế các Bộ, ngành ngoài việc giúp lãnh đạo tổ chức lấy ý kiến ở các đơn vịtheo kế hoạch đã đề ra, cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ pháp chế trong Bộ, ngành.

3. Ở địa phương, các Sở Tư pháp tổ chức lấy ý kiến cán bộ thuộc Sở, luật sư, giám định viên, công chúng viên, cán bộ Toà án, Tư pháp cấp huyện; chỉ đạo Phòng Tư pháp tổ chức lấy ý kiến của cán bộ Tư pháp cấp xã. Khi lấy ý kiến của các đối tượng này cần gợi ý, xin ý kiến theo từng lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào chương XXII (các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp). Sở Tư pháp tổng hợp ý kiến chung của cơ quan Tư pháp địa phương gửi về Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính.

4.Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính tổng hợp ý kiến trình Bộ trưởng trước ngày 30/3/1999./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Lộc