ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 11 tháng 01 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
Trong năm 2009, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh An Giang tuy có tăng cao hơn năm 2008 nhưng vẫn ổn định, không có tử vong. Từ đầu năm đến ngày 27/12/2009, ngành y tế đã ghi nhận có 2.954 ca mắc (137,8 ca/100.000 dân), tăng khoảng 2,2 lần so với năm 2008 (1.342 ca), tuy nhiên, so với trung bình 5 năm gần đây nhất (2004 - 2008) thì số ca mắc trong năm 2009 vẫn thấp hơn gần 30% và so với dự báo dịch năm 2009 thì thấp hơn gần 2,2 lần.
Công tác phòng chống SXH tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế trong phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp như: xử lý ổ dịch nhỏ sớm, thực hiện 03 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, phun hóa chất diện rộng toàn ấp hoặc xã tại những nơi có nguy cơ cao…; do đó, đã cơ bản khống chế được dịch không lan rộng, không có dịch lớn xảy ra.
Qua theo dõi của ngành y tế từ năm 1976, đặc biệt là từ năm 1983 đến nay, cứ khoảng 3 - 4 năm, SXH sẽ gây dịch 1 lần. Gần đây nhất là năm 2007 đã xảy ra dịch SXH, vì vậy, dự báo năm 2010 có thể là năm xảy ra dịch theo chu kỳ (tháng 12/2009 ghi nhận gần 400 ca, trong khi thông thường tháng 12 những năm trước thường không cao, chỉ khoảng 200 ca).
Đồng thời, do liên tiếp trong hai năm (2008 và 2009) bệnh không tăng cao, không có dịch lớn xảy ra nên một số địa phương có biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác giám sát và phòng chống dịch; công tác tuyên truyền về phòng chống chưa sâu rộng trong nhân dân nên hiệu quả của việc thay đổi hành vi chưa cao, cộng đồng vẫn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào ngành y tế trong việc phòng chống; các chiến dịch diệt lăng quăng thực hiện chưa thật tốt; bệnh viện tuyến huyện còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ cấp cứu, điều trị ca bệnh nặng. Mặc dù nhận được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Y tế nhưng vẫn còn một số địa phương chưa quan tâm sâu sát, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, chặt chẽ nhất là trong công tác xử lý các ổ dịch nhỏ.
Để phát huy những việc đã làm được và hạn chế, khắc phục những tồn tại, thiếu sót, kịp thời khống chế dịch SXH một cách hiệu quả, không để lan rộng và bùng phát thành dịch lớn trong năm 2010 cũng như những năm tiếp theo, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Đối với Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt kế hoạch phòng chống SXH năm 2010 của ngành nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết, khống chế không để dịch lớn xảy ra và tiếp tục xã hội hóa các hoạt động phòng chống SXH. Cụ thể là các công tác trọng tâm sau:
a) Tham mưu UBND tỉnh củng cố, kiện toàn và tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của Ban Chỉ đạo Phòng chống SXH cấp tỉnh.
b) Các bệnh viện (BV) chuẩn bị đầy đủ thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu... để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân kịp thời; tổ chức tập huấn để thực hiện đúng quy định về “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue/SXH Dengue” được ban hành kèm theo Quyết định số 794/QĐ-BYT ngày 09/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiếp tục duy trì “Đường dây nóng” trong hệ điều trị, Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh, huyện sẳn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho tuyến dưới khi có yêu cầu nhằm giảm tối đa ca tử vong.
c) Giám sát chặt chẽ ca bệnh, côn trùng trung gian truyền bệnh nhằm phát hiện sớm, kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ trong vòng 48 giờ theo đúng các biện pháp chuyên môn đã quy định; tại những địa bàn có nguy cơ dịch lan rộng phải tổ chức triển khai nhanh các chiến dịch phun hoá chất diệt muỗi diện rộng cùng với các chiến dịch diệt lăng quăng.
d) Lập kế hoạch tổ chức ít nhất ba chiến dịch diệt lăng quăng vào các tháng cao điểm tại các khóm, ấp, xã, phường có nguy cơ dịch bùng phát, đặc biệt chiến dịch lần thứ nhất phải tiến hành sớm ngay từ trước mùa mưa.
đ) Tuyên truyền bằng nhiều hình thức các kiến thức về phòng chống SXH để cộng đồng cùng tích cực, chủ động tham gia.
Tuỳ theo tình hình thực tế, nếu thấy cần thiết, Sở Y tế sớm đề xuất UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí, tránh để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí, thuốc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, điều trị, tuyên truyền….
2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch SXH tại địa phương; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn y tế ở địa phương như: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa phải có sự phối hợp thật tốt trong các hoạt động phòng chống SXH, trong công tác hỗ trợ tuyến xã, phường, thị trấn vận động nhân dân làm vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng. Kiểm tra việc thành lập, hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch SXH ở xã, phường, thị trấn nhằm chỉ huy, huy động các ngành, đoàn thể trong địa bàn tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch SXH theo hướng dẫn của ngành y tế. Cân đối hỗ trợ thêm kinh phí ngoài số kinh phí của ngành y tế cấp trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống dịch SXH tại địa phương đảm bảo đạt hiệu quả cao.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục đến từng khóm, ấp, tổ dân phố, trường học, hộ dân, để mọi người dân có nhận thức đúng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch SXH nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị, đoàn thể tỉnh chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống cùng tham gia với chính quyền, ngành y tế các cấp trong các hoạt động phòng chống SXH.
Trên đây là các công tác trọng tâm, cấp bách nhằm ngăn chặn và khống chế dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện thật tốt. Địa phương, đơn vị nào để dịch SXH bùng phát thành dịch lớn, hoặc để xảy ra ca tử vong mà nguyên nhân do phát hiện trễ, do tuyên truyền yếu kém, do sai sót nghiêm trọng trong chăm sóc, điều trị phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng, Chủ tịch UBND cấp trên.
Giao Giám đốc Sở Y tế - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Sốt xuất huyết của tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo cho UBND tỉnh./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2010 tăng cường hoạt động phòng, chống sốt rét do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Quyết định 794/QĐ-BYT năm 2009 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4 Chỉ thị 13/2007/CT-UBND phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5 Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết năm 2007 do tỉnh An Giang ban hành
- 6 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Long An
- 7 Chỉ thị 22/2004/CT-UB về tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 1 Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2010 tăng cường hoạt động phòng, chống sốt rét do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Chỉ thị 13/2007/CT-UBND phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4 Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết năm 2007 do tỉnh An Giang ban hành
- 5 Chỉ thị 15/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Long An
- 6 Chỉ thị 22/2004/CT-UB về tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành