VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-VKSTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Những năm qua, công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo VKSND tối cao đã chủ động triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần tích cực trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân còn những hạn chế, thiếu sót cần phải khắc phục trong thời gian tới như: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên có nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước; nhận thức, ý thức cảnh giác và tinh thần trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của một số bộ phận công chức, viên chức, người lao động còn hạn chế; công tác tuyên truyền về bảo vệ bí mật nhà nước chưa thường xuyên, sâu rộng. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ thị toàn Ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp phải chịu trách nhiệm tổ chức, quán triệt, triển khai đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động thuộc trách nhiệm quản lý, thực hiện đúng Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 15/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020; quy định của Đảng và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018; quy định của VKSND tối cao về công tác này; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác bảo mật của ngành Kiểm sát nhân dân, kịp thời phát hiện những sơ hở, có nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước để chấn chỉnh, khắc phục. Tổ chức rà soát các văn bản, tài liệu mật do đơn vị tham mưu ban hành để xử lý đúng quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Phải quản lý chặt chẽ việc bảo mật thông tin trong xây dựng văn bản liên quan đến công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị, tuyệt đối không để lộ, lọt thông tin mật khi chưa được giải mật. Thực hiện đúng quy định về xây dựng, ban hành văn bản có nội dung bí mật nhà nước từ khâu đề xuất, trình duyệt, xác định mức độ mật, việc in sao, phát hành, tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ tài liệu mật. Việc soạn thảo văn bản mật phải thực hiện trên máy tính không kết nối Internet; các văn bản mật phải chuyển qua đường cơ yếu và theo quy định của phát luật; không được trao đổi thông tin có nội dung bí mật nhà nước trên các phương tiện liên lạc không bảo mật.
3. Tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ có bản lĩnh chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn trực tiếp làm công tác bảo mật và liên quan đến bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật; trang bị đầy đủ phương tiện và tạo điều kiện cần thiết phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Thường xuyên quán triệt, giáo dục công chức, viên chức, người lao động ý thức cảnh giác, bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và việc bảo vệ bí mật nhà nước theo đúng quy định của pháp luật, quy định của Viện trưởng VKSND tối cao.
5. Cơ quan, đơn vị và cá nhân để xảy ra lộ, lọt bí mật nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng VKSND tối cao về hậu quả xảy ra; đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức làm rõ vụ việc lộ, lọt bí mật, xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm; các đơn vị trong Ngành cần xác định cụ thể khu vực cất giữ bí mật nhà nước, có chế độ bảo vệ, bảo quản theo đúng quy định của pháp luật.
6. Có biện pháp cụ thể và tăng cường giáo dục quản lý công chức nhất là công chức nắm giữ nhiều bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân; các công chức thường xuyên đi công tác nước ngoài hoặc làm việc với người nước ngoài. Việc mang tài liệu ra nước ngoài, nội dung thông tin dùng để tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp ước với nước ngoài… Các hoạt động thông tin, liên lạc, nhất là qua mạng viễn thông (fax, MoBi Fone, dịch vụ Email và Internet…) phải được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
7. Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp quản lý chặt chẽ việc đưa tin, bài trên Trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình. Các đơn vị báo chí, xuất bản tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân, thực hiện đúng Luật Báo chí, Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác báo chí, xuất bản, vừa mở rộng thông tin đến công chúng, vừa thực hiện đúng các quy định bảo vệ bí mật Nhà nước.
8. Vụ Pháp chế và quản lý khoa học tổng hợp các ý kiến có liên quan đến việc thắc mắc, giải đáp và những kiến nghị về pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước; phối hợp với các đơn vị liên quan sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư, Quy chế về Danh mục bảo vệ bí mật nhà nước ngành Kiểm sát nhân dân cho phù hợp với tình hình mới. Văn phòng VKSND tối cao có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Quy chế về bảo vệ bí mật nhà nước ngành Kiểm sát (ban hành theo Quyết định số 14/2005/QĐ-VKSTC, ngày 21/01/2005 của Viện trưởng VKSND tối cao), theo Thông báo 289/TB-VKSTC, ngày 16/9/2019 của lãnh đạo VKSND tối cao tại Hội nghị triển khai quán triệt triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Chỉ thị này. Giao Chánh Văn phòng làm đầu mối, phối hợp với Chánh Thanh tra VKSND tối cao giúp Viện trưởng VKSND tối cao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị trong toàn Ngành./.
| VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 38/2020/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2 Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 3 Công văn 2744/BTTTT-VP năm 2019 về tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Quyết định 173/QĐ-BXD năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 7 Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương do Bộ Công thương ban hành
- 8 Luật Báo chí 2016
- 9 Luật xuất bản 2012
- 1 Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 2744/BTTTT-VP năm 2019 về tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Quyết định 173/QĐ-BXD năm 2019 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 5 Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương do Bộ Công thương ban hành
- 6 Thông tư 38/2020/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 7 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành