UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Yên Bái, ngày 03 tháng 02 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH YÊN BÁI NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Ngày 25/11/2015 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 105/2015/QH13 về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia. Theo Nghị quyết của Quốc hội, ngày bầu cử sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật 22/5/2016.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và của tỉnh; được tổ chức vào thời điểm tỉnh đã giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra đối với cả nhiệm kỳ 2011 – 2016 của HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND). Đây cũng là thời điểm các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cao hơn đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp trong nhiệm kỳ mới. Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp lần này được Tỉnh ủy, HĐND, UBND xác định là nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2016; là đợt vận động và sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để lựa chọn, bầu được những đại biểu ưu tú, đại diện cho nhân dân tỉnh Yên Bái tại Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và các đại biểu đại diện cho nhân dân địa phương tại HĐND các cấp, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tổ chức bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân; tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tỉnh Yên Bái tại Quốc hội và HĐND các cấp, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Sở Nội vụ là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong việc tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác bầu cử; kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy; chủ động thực hiện các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho cuộc bầu cử; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan theo dõi, cập nhật tình hình chuẩn bị, tiến độ thực hiện công tác bầu cử tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về bầu cử.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch triển khai, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương tổ chức tuyên truyền kịp thời, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân theo quy định của Hiến pháp; các nội dung cơ bản của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; góp phần nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần tự giác của mọi công dân, cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác bầu cử.
3. Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt trong quá trình chuẩn bị, tổ chức bầu cử, đặc biệt trước và trong ngày bầu cử 22 tháng 5 năm 2016.
4. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án triển khai lực lượng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, trật tự tại những địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh; chỉ đạo và hướng dẫn lực lượng quân đội, lực lượng công an tham gia cuộc bầu cử.
5. Sở Tài chính bố trí kinh phí kịp thời để các cơ quan thực hiện công tác bầu cử; hướng dẫn việc lập dự toán, quyết toán và kiểm tra việc sử dụng kinh phí bầu cử; bảo đảm kinh phí được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu, tiết kiệm và hiệu quả.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các phương án chủ động đối phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử.
7. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân trước, trong và sau bầu cử.
8. UBND cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Kế hoạch công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; chủ động thực hiện và bảo đảm tiến độ việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử; công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; trình tự các bước tiến hành công việc trước, trong, sau ngày bầu cử và các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho cuộc bầu cử. Chủ động phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp, các đơn vị liên quan trong việc giám sát, kiểm tra và thực hiện công tác bầu cử. Chỉ đạo các cơ quan quân đội, công an ở địa phương xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn và tại các địa điểm bỏ phiếu; bảo đảm cho cuộc bầu cử được diễn ra an toàn, đúng pháp luật; xây dựng phương án dự phòng bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn.
9. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chỉ đạo tổ chức, thực hiện cuộc bầu cử theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các Bộ, cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban bầu cử tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử; kịp thời gửi báo cáo đến Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tình hình công tác chuẩn bị, triển khai và tổ chức cuộc bầu cử, ngày bầu cử theo tiến độ từng giai đoạn của cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 01/KH-UBBC năm 2016 thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2016 - 2021
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2016-2021
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 6 Nghị quyết 105/2015/QH13 về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia do Quốc hội ban hành
- 7 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 1 Kế hoạch 01/KH-UBBC năm 2016 thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2016 - 2021
- 2 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2016-2021
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2016 về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do tỉnh Hưng Yên ban hành